ClockThứ Hai, 08/10/2018 14:53

Cần thúc đẩy hành động hạn chế sự nóng lên toàn cầu

TTH.VN - Tờ Devdiscourse dẫn lời Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho biết, hạn chế việc nhiệt độ toàn cầu nóng lên 1,5oC sẽ đòi hỏi những thay đổi sâu rộng chưa từng thấy.

IMF: Thuế carbon là công cụ hiệu quả để giảm phát thải carbon dioxideSự nóng lên toàn cầu tác động tiêu cực đến tình trạng lúa gạoĐại dương nóng lên đe doạ làm tuyệt chủng nhiều động vật biển hoang dãNồng độ CO2 của trái đất chạm ngưỡng cao nhất trong 800 ngàn nămKế hoạch B: 7 cách để điều chỉnh khí hậu trái đất

Ảnh minh họa. Devdiscourse

Những hành động cần thiết đã và đang được triển khai, song thế giới cần phải hành động khẩn trương hơn. Những cảnh báo này được IPCC ghi rõ trong bản báo cáo công bố tại Incheon (Hàn Quốc), nơi hàng trăm nhà nghiên cứu và đại biểu của chính phủ các nước thảo luận kỹ càng để vẽ ra bức tranh tương lai về những gì có thể xảy ra với hành tinh và con người khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1,5oC.

“Một trong những thông điệp mạnh mẽ nhất từ báo cáo này là chúng ta đã thấy hậu quả khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1oC, với những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn, nước biển dâng và băng tan ở Bắc Cực...”, Panmao Zhai - Đồng Trưởng Nhóm Công tác I của IPCC cho hay.

Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được thông qua vào tháng 12/2015 bởi 195 nước tại phiên họp hàng năm lần thứ 21 của Hội nghị các Bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu năm 1992 (UNFCCC) chỉ rõ, các mục tiêu thế giới cần theo đuổi là tăng cường phản ứng toàn cầu với mối đe dọa của biến đổi khí hậu bằng cách duy trì nhiệt độ trung bình toàn cầu thấp hơn 2oC so với mức tiền công nghiệp và tiếp tục nỗ lực hạn chế nhiệt độ tăng đến 1,5oC so với mức tiền công nghiệp.

Nội dung bản báo cáo kêu gọi nhanh chóng thực hiện những thay đổi toàn diện về đất đai, năng lượng, công nghiệp, hệ thống nhà ở, giao thông và thành phố. Nếu thực hiện tốt, lượng phát thải CO2 của năm 2010 sẽ giảm 45% vào năm 2030 và tiến đến đạt được mục tiêu không phát thải vào năm 2050.  Ngoài ra, mục tiêu này cũng phụ thuộc vào những kỹ thuật mới hỗ trợ loại bỏ CO2 ra khỏi không khí và đảm bảo nhiệt độ toàn cầu sẽ không tăng 1,5oC vào năm 2100.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não

Trong một động thái lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai loại vaccine 5 trong 1 mới “mang tính cách mạng” chống viêm màng não, nhằm bảo vệ con người, chống lại 5 chủng vi khuẩn não mô cầu chính là A, C, W, Y và X.

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não
Hành động vì động vật hoang dã

Động vật hoang dã (ĐVHD) được ví như một tài nguyên quý thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội. Là địa bàn rộng, dân cư đông nên TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, hành động vì ĐVHD góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn thiên nhiên, hạn chế việc tiêu thụ, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các sản phẩm ĐVHD.

Hành động vì động vật hoang dã
Return to top