ClockChủ Nhật, 23/10/2016 09:58

Canada dập tắt hi vọng của EU

Canada đã rút khỏi đàm phán với EU với tuyên bố rằng Hiệp định Kinh tế và Thương mại Toàn diện EU-Canada (CETA) là “bất khả thi” và EU “không đủ năng lực”.

Canada đã rút khỏi đàm phán với EU với tuyên bố rằng Hiệp định Kinh tế và Thương mại Toàn diện EU-Canada (CETA) là “bất khả thi” và EU “không đủ năng lực”.

Thỏa thuận tự do thương mại của EU với Canada đã chết yểu hôm 21-10 khi bộ trưởng thương mại Canada chấm dứt đàm phán và tuyên bố rằng EU “không có khả năng” quản lý các thoả thuận quốc tế.

Các nhà đàm phán đã mất 7 năm để thảo ra Hiệp định Kinh tế và Thương mại Toàn diện (CETA) và mong muốn EU và Canada cùng ký kết trong tháng này. Thế nhưng ông Paul Magnette, lãnh đạo vùng Wallonia của Bỉ, lại không đồng tình với thoả thuận này.

 

Ông Paul Magnette - lãnh đạo vùng Wallonia- nhất quyết không thay đổi quyết định. Ảnh: Reuters

Ông Paul Magnette - lãnh đạo vùng Wallonia- nhất quyết không thay đổi quyết định. Ảnh: Reuters

Tất cả các chính phủ trong EU đều ủng hộ CETA, chỉ riêng Bỉ không thể tán thành nếu không có sự chấp thuận của 5 chính quyền cấp địa phương, mà vùng Wallonia trong số đó lại đang kiên quyết phản đối thỏa thuận này. Điều này khiến EU không có được sự đồng thuận cần thiết để ký kết hiệp định.

Bộ trưởng Ngoại giao Canada Chrystia Freeland đã chính thức rút khỏi đàm phán sau khi những nỗ lực cuối cùng để ông Magnette đổi ý định đã thất bại.

“Canada đã nỗ lực và cá nhân tôi cũng đã rất cố gắng, nhưng điều hiển nhiên đối với tôi, đối với Canada là Liên minh châu Âu giờ đây không có khả năng đạt được một thỏa thuận quốc tế, thậm chí là với một quốc gia dễ chịu và kiên nhẫn như Canada” – bà Freeland nói.

 

Bộ trưởng Ngoại giao Canada Chrystia Freeland đã nỗ lực thuyết phục chính quyền vùng Wallonia nhưng đạt được kết quả. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Ngoại giao Canada Chrystia Freeland đã nỗ lực thuyết phục chính quyền vùng Wallonia nhưng đạt được kết quả. Ảnh: Reuters

Bà Freeland chia sẻ thêm: “Chúng tôi đã dành ngày hôm nay ở đây để nỗ lực làm việc với chính quyền vùng Wallonia và Uỷ ban châu Âu để phản hồi lại những mối lo ngại của những người Wallonia. Canada thất vọng và cá nhân tôi cũng thất vọng, nhưng tôi nghĩ điều này là không thể. Chúng tôi sẽ trở về nhà”.

Thất bại của thoả thuận lần này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho những kế hoạch thương mại toàn cầu khác của EU. Canada được xem là một quốc gia luôn sẵn sàng ký kết thoả thuận thương mại tự do. Thất bại trong việc ký kết với Canada đồng nghĩa với việc thoả thuận với các quốc gia khác sẽ còn khó hơn nhiều.

Các quốc gia khác cũng muốn đạt thỏa thuận thương mại với EU nhưng đều đang gặp trở ngại. Úc hiện đang cử quan chức đến Brussels để đàm phán trong khi nước Anh cũng đang cần ký kết một thỏa thuận mới sau khi rời khỏi EU.

Hiện đang có một số dấu hiệu cho thấy EU đang quay lưng lại một cách có hệ thống đối với thương mại tự do. Các lãnh đạo của EU trong hội nghị thượng đỉnh tuần qua đã phát biểu rằng EU cần phải nỗ lực hơn để bảo vệ chính mình trên toàn cầu, thậm chí còn đề cập đến viễn cảnh “chiến tranh thương mại”.

Trong phát biểu của mình, chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã ám chỉ việc Mỹ gần đây đã áp đặt mức thuế cao hơn EU đối với việc nhập khẩu thép. Ông nói: “Tôi không thể chấp nhận việc EU không gỡ bỏ hết phòng bị để làm hài lòng những quốc gia khác. Chúng tôi có những mối quan tâm xã hội mà chúng tôi cũng cần phải bảo vệ trong EU và chúng tôi phải làm điều đó”.

Theo NLD

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ: Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

Tổ chức thương mại đại diện cho các doanh nghiệp bán sỉ và bán lẻ trên toàn Liên minh châu Âu (EuroCommerce) vừa lên tiếng kêu gọi các tổ chức và quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) giải quyết cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã làm gián đoạn hoạt động thương mại. Đồng thời, trong một lá thư gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, EuroCommerce cho biết, cuộc khủng hoảng này đã gây ra “những tác động to lớn” đến các doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

TIN MỚI

Return to top