ClockThứ Hai, 12/08/2019 10:03

Canada sẽ xuất khẩu khí đốt hóa lỏng sang châu Á vào 2024

Theo dự án mang tên LNG Canada trị giá 30 tỷ USD, Canada dự kiến sẽ xây dựng hai nhà máy hóa lỏng khí đốt, có công suất 7 triệu tấn/năm/nhà máy tại tỉnh British Columbia.

Khí đốt tự nhiên là nguồn năng lượng lớn thứ hai thế giới vào năm 2030

Nguồn: shell.com

Theo kế hoạch, Canada sẽ bắt đầu xuất khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) sang thị trường châu Á vào năm 2024 trong dự án mang tên LNG Canada, trị giá 40 tỷ CAD (30 tỷ USD).

Dự án này được chính phủ liên bang Canada mạnh tay hỗ trợ về tài chính, với gói trợ cấp lên đến 275 triệu CAD được Ottawa công bố vào cuối tháng 6/2019.

Tập đoàn Royal Dutch Shell giữ vai trò "đầu tàu" của dự án, phối hợp cùng các đối tác gồm tập đoàn dầu mỏ quốc gia Malaysia Petronas, tập đoàn Nhật Bản Mitsubishi Corp. và 2 công ty năng lượng khác của châu Á.

LNG Canada dự kiến sẽ xây dựng hai nhà máy hóa lỏng khí đốt, có công suất 7 triệu tấn/năm/nhà máy tại tỉnh British Columbia, Canada.

Theo Bộ trưởng Tài chính Canada Bill Morneau, dự án này sẽ đưa tài nguyên của Canada tới các thị trường mới, đa dạng hóa hoạt động thương mại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và kiến tạo việc làm cho tầng lớp trung lưu tại Canada.

Theo ước tính của tập đoàn dầu mỏ Anh BP, Canada sản xuất 184,7 tỷ m3 khí đốt tự nhiên trong năm 2018, xếp sau Mỹ, Nga và Iran.

Hiện Canada đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ, trong bối cảnh nước láng giềng được dự báo sẽ trở thành nhà xuất khẩu ròng năng lượng trong năm 2020.

Canada là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ tư thế giới và xuất khẩu một nửa sản lượng sang Mỹ.

Theo thống kê, xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Canada sang Mỹ trong năm 2018 đã giảm 6% về khối lượng so với năm 2017 và có thể sẽ giảm với tốc độ mạnh hơn trong tương lai.

Tình hình hiện nay buộc Canada phải tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới. Bộ trưởng Tài nguyên thiên nhiên Canada Amarjeet Sohi nhận định Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ là các thị trường xuất khẩu đầy hứa hẹn đối với Canada.

Nhật Bản hy vọng giảm sự phụ thuộc vào Trung Đông trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình, khi tình hình tại khu vực này đang leo thang căng thẳng.

Bộ trưởng Sohi khẳng định Canada sẽ là nhà cung cấp năng lượng tốt và "rất ổn định" cho Nhật Bản.

Ngoài dự án LNG Canada, chính phủ Canada cũng đã phê duyệt một số dự án xây dựng các nhà máy LNG khác. Ottawa coi LNG là một phần quan trong trong chính sách năng lượng sạch của mình.

Theo Vietnam+

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực

Vào mùa xuân hàng năm, hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) được tổ chức tại tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Năm nay, chủ đề của diễn đàn là “châu Á và thế giới: Những thách thức chung, trách nhiệm chung”. Các chuyên gia nhận định đây là một chủ đề rất phù hợp với thời cuộc.

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực
Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I/2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Dữ liệu cho thấy các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hỗ trợ bằng vốn cổ phần tư nhân (PE) ở châu Á dự kiến sẽ có giai đoạn đầu năm tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, do hoạt động giao dịch ở Trung Quốc tạm lắng và những bất ổn kinh tế, địa chính trị lan rộng hơn đã tác động đến tâm lý thị trường.

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I 2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

TIN MỚI

Return to top