ClockThứ Bảy, 30/07/2016 14:39

Cảng hàng không VN “đòi” tăng giá hàng loạt dịch vụ

ACV kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét lại hệ thống giá để giảm sự cách biệt giữa quốc tế và quốc nội.

Nhà quản lý hơn 22 sân bay tại Việt Nam cho rằng các hãng bay trong nước đua giảm giá vé đang làm méo mó thị trường vận tải...

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận kiến nghị tăng giá nhiều dịch vụ hàng không.

ACV cho rằng, chính sách giá hiện nay là ưu đãi các hãng hàng không trong nước bằng hình thức bù lỗ chi phí đầu vào thông qua mức giá dịch vụ hàng không nội địa bị nhà nước khống chế.

ACV kêu than chuyện các hãng bay liên tục giảm giá vé tàu bay để tăng thị phần, sản lượng, giúp tăng doanh thu. Điều này sẽ làm méo mó thị trường vận tải, đặc biệt là lãng phí về các loại hình vận tải khác như đường sắt, đường bộ.

“Nhà nước đang đem lại nhiều ưu đãi cho các hãng hàng không trong nước nên ACV phải gánh chịu khoản bù lỗ chi phí đầu vào cho các hãng hàng không trong nước và từ đó không có nguồn lợi nhuận ổn định để tích lũy, nâng cấp các sân bay”, ACV cho biết.

ACV lấy ví dụ chặng bay Hà Nội - Tp.HCM, giá vé của Vietjet Air và Jestar Pacific là 865.000 đồng một lượt thì giá vé tàu hỏa lên tới 1-1,5 triệu đồng một người.

Ngoài ra, ACV còn “tố” chính sách giá dịch vụ hàng không quốc nội đang thấp hơn rất nhiều so với quốc tế và chưa tương xứng với chi phí đầu tư, chất lượng dịch vụ, sản lượng khai thác của tổng công ty…

Do đó, ACV kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét lại hệ thống giá để giảm sự cách biệt giữa quốc tế và quốc nội.

Theo đó, ông lớn nhà nước này kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho điều chỉnh tăng giá hàng loạt dịch vụ. Trong đó tăng giá dịch vụ hạ cất cánh quốc nội bình quân lên là 8,09 triệu đồng cho một chuyến bay, từ mức 2,5 triệu đồng hiện nay.

ACV đề nghị điều chỉnh giá phục vụ khách nội lên 100.000 đồng và điều chỉnh 2 năm một lần để có tiền tái đầu tư hạ tầng ga nội địa đã quá tải.

Ngoài ra, tổng công ty này còn đề xuất thu phí việc kiểm tra, giám sát an ninh đối với phương tiện, hành lý…vốn là những hoạt động bắt buộc hiện nay.

ACV là đơn vị quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không, sân bay quốc tế và quốc nội trên toàn quốc. Tuy nhiên, theo ACV, hiện chỉ có hai cảng có lãi là Nội Bài và Tân Sơn Nhất, còn lại các cảng khác trong tình trạng thua lỗ.

Theo Vneconomy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá vé máy bay tăng, doanh nghiệp lo khó làm tour nội địa

Nhiều doanh nghiệp lữ hành đang lo ngại về thị trường tour nội địa, khi trần giá vé máy bay nội địa điều chỉnh tăng từ ngày 1/3/2024. Nỗi lo lớn nhất là lượng khách nội địa sẽ sụt giảm khi sắp vào mùa du lịch và doanh nghiệp cũng dè dặt hơn trong việc “ôm” vé giá rẻ như mọi năm.

Giá vé máy bay tăng, doanh nghiệp lo khó làm tour nội địa
Hợp tác quốc tế trong bảo tồn di sản

Với sự hỗ trợ và kết nối của UNESCO, 15 chính phủ, 50 tổ chức phi chính phủ và hơn 10 tổ chức quốc tế đã triển khai các hoạt động hợp tác nghiên cứu bảo tồn di sản Huế, với tổng kinh phí hơn 10 triệu USD.

Hợp tác quốc tế trong bảo tồn di sản
Cơ hội cho du lịch Huế từ đường bay quốc tế

Trong rất nhiều dấu ấn nổi bật của ngành du lịch năm 2023, việc khai thác các đường bay quốc tế tạo ra nhiều gam màu tươi sáng cho bức tranh du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Thừa Thiên Huế hoàn toàn có thể kỳ vọng vào những cột mốc mới từ lượng khách quốc tế, khi họ ngồi trên chuyến bay đáp thẳng xuống sân bay quốc tế Phú Bài.

Cơ hội cho du lịch Huế từ đường bay quốc tế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top