ClockThứ Tư, 14/06/2017 08:46

Căng thẳng ngoại giao vùng Vịnh có dấu hiệu hạ nhiệt

Những diễn biến mới nhất trong căng thẳng ngoại giao ở vùng Vịnh bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt.

Trong một diễn mới nhất, Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia Adel al-Jubeir ngày 13/6, bày tỏ hy vọng Qatar sẽ đáp ứng các đề nghị của Saudi Arabia để vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay.

Căng thẳng ngoại giao vùng Vịnh có dấu hiệu hạ nhiệt. (Ảnh minh họa: Reuters)

Ông Jubeir cho rằng, giải pháp nằm trong tay của Qatar, đồng thời cho biết, việc đóng cửa biên giới đã được dỡ bỏ để cho phép các gia đình được đoàn tụ và Saudi Arabia sẽ gửi lương thực hoặc viện trợ y tế nếu cần.      

Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia nhấn mạnh, cuộc khủng hoảng có mang tính đột phá hay không sẽ phụ thuộc vào phản ứng của Qatar với việc ngừng hỗ trợ chủ nghĩa cực đoan và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.

Nhà ngoại giao này cũng nhắc lại rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng vừa kêu gọi Qatar ngay lập tức ngừng hỗ trợ khủng bố. Trong một động thái liên quan, Bộ trưởng Ngoại giao của UAE Anwar Gargash nói rằng "chìa khóa" để giải quyết tranh chấp giữa các cường quốc Arab với Qatar là từ chối chủ nghĩa cực đoan và khủng bố.

Cũng trong ngày 13/6, Cơ quan Hàng không dân dụng của Ai Cập cho biết, nước này sẽ cho phép các hãng hàng không, máy bay không đăng ký tại Ai Cập hoặc Qatar sử dụng không phận để đi du lịch tới Qatar.

Cụ thể lệnh cấm chỉ áp dụng đối với tất cả các hãng hàng không Qatar và máy bay đăng ký ở Qatar hạ cánh tại Ai Cập cũng như không được phép quá cảnh vào không phận nước này và ngược lại.

Cơ quan Hàng không dân dụng lưu ý rằng quyết định không bao gồm các hãng hàng không và máy bay không đăng ký tại Ai Cập, hoặc Nhà nước Qatar có nhu cầu đi qua không phận của Ai Cập. Các nhà chức trách hàng không dân dụng tại Saudi Arabia, UAE, Bahrain trước đó cũng tuyên bố tương tự.

Trong khi đó, các hoạt động ngoại giao con thoi của các nước trong khu vực như Jordan, Kuwait vẫn đang diễn ra tích cực. Cộng đồng quốc tế đã có những phản ứng mong muốn các bên liên quan giải quyết căng thẳng thông qua đối thoại để mang lại an ninh, ổn định ở khu vực vùng Vịnh.

Trong một diễn biến khác, Hội đồng điều phối Saudi Arabia, UAE sẽ họp phiên đầu tiên tại Jeddah vào ngày mai (15/6) để thảo luận về những diễn biến mới của khu vực, nhất là cuộc khủng hoảng hiện nay với Qatar. Chương trình nghị sự của hội nghị sẽ đánh giá lại kết quả hợp tác chung về chính trị, quân sự, an ninh và kinh tế.

Đáng chú ý là hội nghị diễn ra khoảng 10 ngày sau cuộc khủng hoảng vùng Vịnh với những căng thẳng lớn nhất trong lịch sử của khối Hội đồng hợp tác vùng Vịnh kể từ khi  thành lập năm 1981.

Ngày 5/6, Saudi Arabia, Ai Cập, Bahrain, UAE đồng loạt cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar và đóng cửa các đường hàng không, đường biển và đường bộ vì cho rằng Qatar đã hỗ trợ cho các nhóm khủng bố, can thiệp công việc nội bộ của các nước trong khối. Tuy nhiên, Qatar đã bác bỏ những cáo buộc này.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngoại giao kinh tế đóng góp tích cực cho phát triển

Công tác ngoại giao kinh tế (NGKT) đã được ngành ngoại vụ tham mưu cho tỉnh triển khai quyết liệt, toàn diện, chuyển biến sâu sắc về chất và lượng, đạt nhiều kết quả quan trọng, tiếp tục đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của Thừa Thiên Huế.

Ngoại giao kinh tế đóng góp tích cực cho phát triển
Đơn hàng xuất khẩu có dấu hiệu khởi sắc

Những ngày đầu năm 2024, đơn hàng xuất khẩu tại nhiều doanh nghiệp (DN) đã tăng trở lại. Các doanh nghiệp (DN) đang nỗ lực tái khởi động, tìm cách để có thêm những đơn hàng mới trong thời gian tới nhằm ổn định sản xuất, phát triển.

Đơn hàng xuất khẩu có dấu hiệu khởi sắc
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương:
Chủ thể kinh tế toàn cầu quan trọng nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn

Các đại biểu tham gia Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2024 tại Davos (Thụy Sĩ) nhận định, giữa lúc sự năng động kinh tế ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang được khuyến khích, khu vực cũng sẽ phải vật lộn với những thách thức kép, bao gồm nhân khẩu học và biến đổi khí hậu.

Chủ thể kinh tế toàn cầu quan trọng nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn

TIN MỚI

Return to top