ClockChủ Nhật, 09/06/2019 06:37

Cánh diều trong tà áo dài

TTH.VN - Tối 8/6, chương trình biểu diễn thời trang áo dài trong khuôn khổ Lễ hội Diều Huế 2019 được diễn ra tại sân khấu Công viên Tứ Tượng.

Quảng trường Ngọ Môn sôi động với biểu diễn thả diều nghệ thuậtKhai mạc “Lễ hội Diều Huế 2019”Hướng đi mới cho diều

Trống hội khai màn cho chương trình biểu diễn thời trang áo dài

Mở đầu chương trình nghệ thuật, các khán giả đã được thưởng thức tiết mục “Trống hội” do các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế biểu diễn.

Sau những tiếng trống rộn ràng, khán giả lần lượt được thưởng thức gần 60 chiếc áo dài, được lấy cảm hứng từ diều Huế của nhà thiết kế Viết Bảo.

Bộ sưu tập đầu tiên “Đôi cánh mặt trời” được lấy ý tưởng từ hình tượng con phượng bay trên bầu trời xanh. “Phượng” nằm trong bộ tứ linh (Long, Lân, Quy, Phượng), mang một vẻ đẹp cao sang, quyền phái. Phượng có năm màu tượng trưng cho năm đức tính ngay thẳng, lương thiện, công bằng, chung  thủy và khoan dung. Dưới triều Nguyễn có truyền thuyết kể rằng, mỗi khi chim phượng hoàng đậu xuống cây ngô đồng thì mang lại thái bình, thịnh trị cho đất nước. Đó là hòa hợp âm dương trong tạo hóa đất trời.

Sau đó, khán giả được thưởng thức bộ sưu tập áo dài thứ hai với chủ đề “Cánh diều tuổi thơ” với sự trình diễn của những người mẫu nhí chuyên nghiệp.

Cánh diều là ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ trên những cánh đồng bao la. Trong tiếng sáo diều ngân vang, mỗi chiếc áo dài được giới thiệu như đưa khán giả trở về với vẻ đẹp của tuổi thơ mà mỗi người đã từng trải qua.

Cùng thưởng thức một số áo dài trong hai bộ sưu tập được trình diễn:

Độc đáo hình tượng con "phượng" trên tà áo dài của bộ sưu tập "Đôi cánh mặt trời"

Và những thiết kế trong bộ sưu tập "Cánh diều tuổi thơ"

Đức Quang (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Áo dài Huế, một nét rất riêng

“Áo dài trở thành một nét văn hóa của phụ nữ Việt Nam nói chung. Với phụ nữ Huế nói riêng, áo dài là niềm tự hào, bởi áo dài Huế đã là một thương hiệu được “đóng đinh” trong lòng mọi người. Để áo dài được thăng hoa, tôn vinh thì sự lan tỏa, quảng bá của chị em, của hội viên phụ nữ trên toàn tỉnh là điều hết sức cần thiết. Hình ảnh người phụ nữ Huế trong chiếc áo dài truyền thống chính là một nét đẹp, một nét văn hóa rất riêng của Huế”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ tại buổi gặp mặt phụ nữ Thừa Thiên Huế nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Áo dài Huế, một nét rất riêng
“Bắt trend” bán hàng

Nhịp sống thời hiện đại hình thành những trào lưu mới mà người bán hàng buộc phải theo trend (trào lưu).

“Bắt trend” bán hàng

TIN MỚI

Return to top