ClockThứ Bảy, 05/05/2018 12:15

“Cánh đồng không đốt rơm rạ”

TTH - Là tên của một chiến dịch được phát động trong một vài năm trở lại đây ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội, nhằm giúp người nông dân thay đổi nhận thức về tác hại của việc đốt rơm rạ... Thừa Thiên Huế hoàn toàn có thể triển khai những chiến dịch như thế.

Thêm những con đường hoa, cánh đồng hoaTái cơ cấu nông nghiệp: Gỡ khó cho cánh đồng lớnGia tăng số lượng trang trại và mô hình cánh đồng mẫu lớn

Quê tôi ở một vùng trung du Nghệ An. Tuy không mênh mông bát ngát như nhiều vùng khác, nhưng những cánh đồng quê vẫn thoải mái cho đàn cò sải cánh. Chỉ khác, người dân xứ ấy hoàn toàn không có thói quen đốt rơm rạ trên đồng. Có rất nhiều lý do để thói quen ấy “không thể hình thành”. Dễ thấy nhất là người ta phải thu hoạch thủ công và đem cả thân lúa về nhà mới tính chuyện tuốt. Không tiện như nhiều vùng quê khác là có máy gặp đập liên hợp, chỉ việc chở thẳng lúa đã đóng bao từ đồng về nhà. Hơn nữa, vì nghèo nên dân quê tôi cũng phải tận dụng rơm rạ cho đủ thứ việc, từ thức ăn cho trâu bò mùa lạnh; ủ phân chuồng đến đánh liếp, đánh phên làm mái che chuồng trại gia súc…

Tuốt lúa ngay ngoài đồng

Với sự hỗ trợ tích cực của cơ giới hóa, nhiều nông dân thậm chí còn không cần phải phơi lúa vì đã có HTX hoặc thương lái mua cả lúa tươi tại ruộng. Nhiều nhà nông cũng không còn nuôi thêm gia súc để lấy sức kéo. Nuôi heo thì đã có thức ăn công nghiệp và hầm bioga xử lý chất thải… Rơm rạ thực sự là phế thải. Trò chuyện với một nông dân Thủy Phương (thị xã Hương Thủy) trên cánh đồng Thanh Lam, được biết nếu đem rơm về thì nhiều nhà không biết dùng vào việc chi, mà lại rất tốn công mất sức. Nếu may mắn gặp mối mua rơm để làm nấm thì bán, còn không đốt là giải pháp… tiện nhất.

Năm 2016, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức tập huấn và hỗ trợ bà con nông dân ở một số địa phương về việc sử dụng chế phẩm sinh học AT Bio-Dercomposer, xử lý rơm rạ thành phân bón sinh học. Chế phẩm TA Bio-Dercomposer là sản phẩm tập hợp của một nhóm vi sinh vật phân giải chất hữu cơ, được Viện Khoa học và Công nghệ (KH&CN) nông nghiệp King MongKut (Thái Lan) phối hợp với Công ty TNHH Công nghệ sạch nông nghiệp nghiên cứu và chọn lọc.

Bà Phạm Thị Minh Huệ, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh đánh giá cao tiềm năng của giải pháp này. Đáng tiếc, do sản phẩm chính người dân đang thử nghiệm bị lũ lụt cuốn trôi, không có thành phẩm đối chứng. Năm 2018, Hội Nông dân tỉnh tiếp tục đăng ký dự án từ Trung ương Hội, tìm thêm cơ hội thử nghiệm thành công ứng dụng này, để minh chứng và thuyết phục người dân tham gia một cách rộng rãi.

Cũng sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ, bèo và rác hữu cơ, nhưng quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh của Trung tâm Ứng dụng KH&CN, thuộc Sở KH&CN là một điển hình.

Ông Châu Văn Ngọc, Giám đốc Trung tâm, giới thiệu: Việc ứng dụng công nghệ chế phẩm vi sinh để xử lý bèo và rơm rạ thành phân bón hữu cơ vi sinh, thay thế phân bón hóa học là phù hợp với xu thế sản xuất nông nghiệp hiện nay. Ứng dụng này có thể giúp nông dân có nguồn phân hữu cơ sinh học bón trở lại cho đồng ruộng, dễ làm, ít tốn kém và nhất là có thể nhân rộng trong đời sống của người dân. Tiện ích thì như vậy, nhưng mức độ hưởng ứng của bà con nông dân vẫn còn ở mức rất hạn chế. Bởi người dân chưa kiên trì với quy trình ủ hoặc dễ dãi với việc sử dụng phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp và chưa thay đổi thói quen đốt rơm rạ ngoài đồng. 

Chuẩn bị thu hoạch vụ lúa đông xuân 2018, với ông Huỳnh Sinh (thị xã Hương Thủy) và bà con nông dân ở nhiều vùng khác, “chắc rồi phần lớn rơm rạ lại phải đốt ngoài đồng thôi”. Bởi lẽ, phần lớn họ đều đã nghe, đã biết về việc có thể sử dụng chế phẩm biến rơm rạ thành phân bón, nhưng bao giờ thực hiện và có thực hiện được không thì vẫn chưa nói trước. “Tận dụng rơm rạ để làm phân bón thì hay lợi ích đó, nhưng lấy người mô mà thu gom rơm về?”, ông Huỳnh Sinh nói. Đó cũng là cái khó chung của nhà nông.

Hiểu cái khó chung ấy, nhưng ông Châu Văn Ngọc vẫn kiên trì: Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục phối hợp với các hợp tác xã nông nghiệp sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ, bèo và phế thải nông nghiệp để sản xuất phân bón hữu cơ. Hy vọng, từ sản phẩm của các hợp tác xã làm ra, cùng với sự tuyên truyền, vận động của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể về lợi ích của ứng dụng này cũng như sự cần thiết phải thay đổi thói quen sử dụng phân bón hóa học, bà con nông dân sẽ dần thay đổi cả ý thức và hành động.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Huy động nguồn lực xóa nhà tạm

Sáng 13/4, tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025 (phong trào).

Huy động nguồn lực xóa nhà tạm
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

TIN MỚI

Return to top