Y tế - Sức khỏe Y tế - Sức khỏe
Cảnh giác bài thuốc quý mật ong và quế
TTH - Gần đây, trên một số phương tiện truyền thông đã phổ biến bài thuốc mật ong và quế được cho là bài thuốc quý, giúp chữa trị hiệu quả nhiều loại bệnh. Nhiều người chưa rõ thực hư đã vội mua cho người thân dùng, không biết rằng hai vị thuốc này cũng có những cấm kỵ.
Không phải ai cũng dùng được
Theo đông y, mật ong có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ khí, nhuận táo, hoạt trường, giải độc; có thể dùng làm thuốc bổ toàn thân và chữa các chứng tỳ vị hư nhược, táo bón, ho, đau bụng. Dùng ngoài chữa lở miệng, phỏng và một số trường hợp nhiễm trùng, nấm. Nghiên cứu hiện đại cho biết, mật ong có hàm lượng của đường fructose (khoảng 38,5%) và glucose (khoảng 31%), một số đường maltose, sucrose, nhiều vitamin, chất khoáng, nhiều hợp chất chống oxy hoá và các enzym hữu ích như chrysin, pinobanksin, catalase, pinocembrin... Quế có vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, tác động vào hai kinh can và thận. Quế có thể sử dụng chữa các chứng chân tay lạnh, tả lỵ hoặc đau bụng do lạnh, bế kinh, tiêu hoá kém, đau khớp.
Mật ong và quế mặc dù là hai vị thuốc quý trong y học cổ truyền, dùng phối hợp có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh, tuy nhiên chúng cũng có nhiều chống chỉ định: mật ong nhuận trường nên không dùng cho người có thai; vì có chỉ số đường cao nên không thích hợp với người bệnh tiểu đường. Quế đại nhiệt nên không dùng được cho người âm hư dương thịnh, người cao huyết áp, người đang bị viêm nhiễm cấp tính. Do đó, người bệnh cần hết sức cảnh giác khi áp dụng bài thuốc này. Không nên vì những lời phóng đại thuốc quý, thần kỳ, trị bá bệnh… mà tuỳ tiện sử dụng.
Dùng sao mới hiệu quả?
Trong kinh nghiệm điều trị đông y, đã ghi nhận một số cách dùng phối hợp mật ong và quế, giúp đem lại tác dụng tích cực cho sức khoẻ: chống mệt mỏi, lão hoá; phục hồi sự dẻo dai, linh hoạt; phòng ngừa bệnh tim mạch; chữa da nhiễm trùng; bị nấm, mụn… Nhiều báo cáo về liệu pháp tự nhiên cũng cho biết dùng mật ong và quế thường xuyên sẽ hiệu quả trong cải thiện tình trạng mất thính lực, điếc hoặc khó sinh do suy nhược. Tuy nhiên trước khi dùng, phải hiểu rõ tình trạng sức khoẻ của mình đang như thế nào. Chỉ tính riêng cao huyết áp, đã có những số liệu cho biết, tại các thành phố lớn cứ bốn người trưởng thành có một người bị và 50% trong số này không biết mình cao huyết áp. Những người này nếu dùng bài thuốc mật ong và quế, rõ ràng là không an toàn. Ngoài ra cũng phải lưu ý đến liều dùng: liều dùng trung bình của mật ong là từ 20g đến 50g/ngày; quế là từ 0,5g đến 5g/ngày.
Lưu ý, việc phối hợp bài thuốc này với các loại thuốc đang dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị. Quế đã tán hoặc xay nhuyễn nên giữ trong lọ đậy kín và chỉ dùng trong vòng vài tuần để tránh giảm chất lượng. Không nên chứa mật ong trong đồ đựng bằng kim loại để tránh mật ong biến chất do tác dụng với kim loại.
Theo SGTT
- Đến sáng 4/3, Việt Nam còn 51.572 người đang cách ly phòng dịch COVID-19 (04/03)
- Không để vì chống dịch mà ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh (03/03)
- Sáng 3/3, Việt Nam thêm 3 ca mắc mới COVID-19, đều là ca nhập cảnh (03/03)
- Dán 100 tờ thông báo tuyên truyền về phòng, chống dịch COVID-19 (02/03)
- Thủ tướng: Tổ chức tiêm vắcxin ngừa COVID-19 kịp thời hơn nữa (02/03)
- Sáng 2/3, Hải Dương thêm 11 ca mắc mới COVID-19 (02/03)
- Sẵn sàng các kịch bản cho giai đoạn tiếp theo (01/03)
- Hải Dương giải thể Bệnh viện dã chiến số 1 (28/02)
-
Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập
- Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19
- Nỗ lực khống chế, không để dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên
- Sáng nay 26/2, Việt Nam thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 giai đoạn 2
- Sáng 21/2, không ca mắc COVID-19, gần 83% bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng
- Lấy mẫu xét nghiệm PCR COVID-19 cho gần 200 học viên bác sĩ nội trú
- Phòng chống đại dịch COVID-19: Liên tiếp những tin vui
- Việt Nam sẽ có 60 triệu liều vaccine phòng COVID-19 năm 2021
- Đề xuất ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 đợt 1 cho nhân viên hàng không
-
Góp sức để xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước
- Những bóng hồng “lì đòn”
- Trên tuyến đầu chống dịch
- Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập
- Hải Dương giải thể Bệnh viện dã chiến số 1
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên
- Sẵn sàng các kịch bản cho giai đoạn tiếp theo
- Sáng 28/2 không có ca mắc mới COVID-19, 182 bệnh nhân âm tính với SARS-CoV-2
- Nỗ lực khống chế, không để dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn
- Sáng nay 26/2, Việt Nam thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 giai đoạn 2
-
Hải Dương giải thể Bệnh viện dã chiến số 1
- Sáng 28/2 không có ca mắc mới COVID-19, 182 bệnh nhân âm tính với SARS-CoV-2
- Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập
- Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên