Cảnh giác về thuốc ung thư rao bán trên mạng
TTH - Thuốc điều trị ung thư thường có các tác dụng phụ khá nguy hiểm nhưng hiện có nhiều người mua bán quá dễ dàng.
Rao bán đủ loại
Từ lời rao “Chuyên cung cấp thuốc ung thư với giá rẻ nhất. Thuốc đã được phân phối cho Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Phan Thiết…” trên trang http://muabanraovat.com, chúng tôi liên lạc qua số điện thoại 0902601… và gặp người rao tên Sang.
Ông Sang cho biết các thuốc điều trị ung thư mà ông cung cấp có nguồn gốc từ Ấn Độ, như Veenat (trị ung thư bạch cầu) giá 5 triệu đồng/hộp (120 viên), Geftinat (trị ung thư phổi) giá 5 triệu đồng/hộp (30 viên). “Yên tâm, nhiều người mua các loại thuốc này lắm. Sử dụng vài lần sẽ ngăn ngừa ung thư, kéo dài thời gian sống” - ông Sang thuyết phục.
Trên trang http://muare.vn thì có lời rao: “Bán sáu hộp thuốc RG3 điều trị ung thư, mỗi hộp dùng trong 16 ngày, giá 2,5 triệu đồng. Thuốc này không có bán ở Việt Nam, phải nhờ mua rất khó khăn bên Trung Quốc”. Chúng tôi liên hệ ông Trung (người đăng tin) và được ông quảng cáo: “Ngoài trị ung thư phổi, thuốc RG3 còn có tác dụng… đề kháng, phòng ngừa các bệnh ung thư khác. Thuốc này tôi mua cho người nhà uống và đã hết bệnh!” - ông Trung quả quyết.
Một thông tin khác được rao trên trang http://muabanyduoc.vn như sau: “Tôi có người nhà đang công tác tại Cuba, ai có nhu cầu mua thuốc Vidatox chống ung thư tôi sẵn sàng giúp”. Chúng tôi gọi vào số 097758…, bà Hà cho biết: “Thuốc Vidatox là hàng xách tay, giá một chai (30 ml) là 8,5 triệu đồng, trị nhiều loại ung thư như phổi, vú, máu, gan, thận, tử cung. Thuốc này còn có tác dụng… ngừa ung thư, uống vô khỏi sợ dính ung thư nên nhiều người mua lắm (?)”.
Ngoài các loại thuốc trên, những người bán hàng còn giới thiệu nhiều loại thuốc khác như thuốc trị ung thư gan Thalix giá 4-6 triệu đồng/hộp, Chlorambucil trị ung thư máu, ung thư bạch huyết giá 3 triệu đồng/hộp, Avastin trị ung thư vú giá 1,2 triệu đồng/viên, Iressa trị ung thư phổi giá 1,4 triệu đồng/viên; Nexavar trị ung thư gan, thận giá 470.000 đồng/viên…
Dùng tùy tiện có thể tử vong
BS Nguyễn Ngọc Anh, Trưởng khoa Ung bướu - Y học hạt nhân BV Nhân Dân 115 (TP.HCM), cho biết thuốc ung thư quảng cáo trên mạng có nhiều loại chưa được Bộ Y tế cho phép sử dụng. Trong đó, các loại thuốc như Vidatox, Veenat, Geftinat… nếu dùng tùy tiện sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí tử vong. Thuốc Thalix (Thalidomide) trước đây có được phép lưu hành nhưng hiện tại Bộ Y tế đã có khuyến cáo là phải hết sức thận trọng khi sử dụng vì có thể gây dị tật bẩm sinh (tim, bại não…).
Tuy được Bộ Y tế cấp phép lưu hành nhưng thuốc Chlorambucil khi dùng phải cẩn trọng vì độc tính cao, có thể gây suy tủy xương không thể hồi phục, gây mất máu, thậm chí chết người. Các thuốc Avastin, Iressa, Nexavar nếu dùng tùy tiện có thể bị nổi mẩn, nổi mụt trên da; gây hiện tượng lột da bàn tay, bàn chân… “Riêng thuốc RG3 tôi chưa nghe, chưa sử dụng nên không biết tác dụng, hiệu quả điều trị” - BS Anh nói.
BS Anh còn khẳng định: “Bệnh ung thư không thể điều trị hết nếu chỉ sử dụng duy nhất một loại thuốc (như quảng cáo trên mạng), mà phải phối hợp với nhiều phương pháp khác như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, nội tiết tố…”.
Theo Pháp luật TPHCM
- Trên tuyến đầu chống dịch (26/02)
- Nỗ lực khống chế, không để dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn (26/02)
- Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19 (26/02)
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên (26/02)
- Sáng nay 26/2, Việt Nam thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 giai đoạn 2 (26/02)
- Phân phối vắc xin COVID-19 bảo đảm kịp thời, minh bạch (26/02)
- Hoàn thành cài đặt ứng dụng Hue-S cho người dân Thừa Thiên Huế trước 28/2/2021 (25/02)
- 7 đợt tiêm 150 triệu liều vaccine COVID-19 cho toàn dân (25/02)
-
Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19
- Nỗ lực khống chế, không để dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên
- Sáng nay 26/2, Việt Nam thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 giai đoạn 2
- Sáng 21/2, không ca mắc COVID-19, gần 83% bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng
- Lấy mẫu xét nghiệm PCR COVID-19 cho gần 200 học viên bác sĩ nội trú
- Phòng chống đại dịch COVID-19: Liên tiếp những tin vui
- Việt Nam sẽ có 60 triệu liều vaccine phòng COVID-19 năm 2021
- Đề xuất ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 đợt 1 cho nhân viên hàng không
- Sáng nay, Việt Nam không có ca mắc COVID-19 mới
-
Hơn 300 tình nguyện viên ĐH Huế hỗ trợ các chốt phòng, chống dịch
- Lấy mẫu xét nghiệm PCR COVID-19 cho gần 200 học viên bác sĩ nội trú
- Không để người dân từ vùng dịch vào địa bàn mà không được kiểm soát
- Sáng 21/2, không ca mắc COVID-19, gần 83% bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng
- Xử phạt nghiêm các trường hợp cố tình khai gian dối để được xét nghiệm COVID-19
- Chủ động, linh hoạt hơn nữa trong xử lý tình huống
- Đơn giản hóa thủ tục, ứng dụng công nghệ vào khám, chữa bệnh
- Phòng chống đại dịch COVID-19: Liên tiếp những tin vui
- Xét nghiệm COVID-19 cho hơn 350 thanh niên chuẩn bị nhập ngũ
- Sáng 22/2, Hải Dương thêm 4 ca mắc Covid-19
-
Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên
- Sáng nay 26/2, Việt Nam thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 giai đoạn 2
- Phân phối vắc xin COVID-19 bảo đảm kịp thời, minh bạch
- Đơn giản hóa thủ tục, ứng dụng công nghệ vào khám, chữa bệnh