ClockThứ Sáu, 28/10/2016 14:00

Cạnh tranh lành mạnh

TTH - Sau lao đao của nước mắm truyền thống do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng (VINASTAS) công bố thông tin thiếu trách nhiệm và không loại trừ có động cơ không trục lợi, lại đến trái hồng Đà Lạt kêu cứu, có nguy cơ xóa sổ do bị đánh tráo bởi trái hồng nhập từ Trung Quốc và cả thông tin thất thiệt trái hồng ở đây bị nhúng thuốc độc hại… Đó chỉ là một vài điển hình trong cạnh tranh không lành mạnh hiện nay.

Những năm gần đây, khá nhiều thông tin sai lệch, không đúng sự thật về một số loại nông sản, thực phẩm, sản phẩm các làng nghề truyền thống gây tổn hại rất lớn cho người sản xuất cũng như uy tín sản phẩm nông nghiệp của các địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Nói nôm na đó là dạng tung tin đồn nhảm có mục đích không tốt. Bên cạnh đó, tình trạng hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc tràn lan, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng. Trên địa bàn Thừa Thiên Huế tình trạng trên cũng diễn ra không kém quyết liệt. Gần đây, một số mặt hàng truyền thống của tỉnh như tôm chua, dầu tràm đã xuất hiện hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc… Tìm hiểu căn nguyên, trước hết là do những người sản xuất, kinh doanh thiếu đạo đức, bất chấp tổn hại của cộng đồng để trục lợi cá nhân. Điển hình như dầu tràm Lộc Thủy khá nổi tiếng, được người tiêu dùng tín nhiệm, nhưng lại bị một số người ở ngay tại địa phương  mua dầu tràm không rõ nguồn gốc sang chiết ra chai nhỏ, dán nhãn đã được đăng ký, bảo hộ, gây mất lòng tin của khách hàng với sản phẩm truyền thống của địa phương. Trước thực trạng trên, thời gian qua các cơ quan chức năng quyết liệt vào cuộc, kiên quyết xử lý các đối tượng tung tin đồn nhảm, thông tin thiếu trách nhiệm, cạnh tranh không lành mạnh và kinh doanh bất hợp pháp.

Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc đăng ký thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý với các sản phẩm không chỉ là biện pháp tích cực bảo vệ thương hiệu, sản phẩm của mình, mà còn là “chìa khóa” để mở các thị trường nước ngoài. Thực tế thời gian qua, nhiều sản phẩm truyền thống nổi tiếng của nước ta bị các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ tại nước sở tại và nhiều nước khác khiến sản phẩm nước ta không thể xuất khẩu vào các thị trường đã bị họ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Để đòi lại các thương hiệu này, các doanh nghiệp tốn không ít thời gian, công sức, tiền bạc. Điển hình như sản phẩm kẹo dừa Bến Tre, cà phê Trung Nguyên, hủ tíu Sa Đéc, nước mắm Phú Quốc…

Để làm tốt điều này, bên cạnh sự vào cuộc tích cực của các cơ quan quản lý, trước tiên và  hơn ai hết là các cơ sở, doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề  và từng địa phương cần chủ động thực hiện. Đồng thời, cần có biện pháp quản lý, sử dụng các nhãn hiệu tập thể và kiểm soát tốt hơn việc lưu thông sản phẩn trên thị trường.

Hoàng Giang  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cạnh tranh bằng chất lượng & bao bì, mẫu mã

Xây dựng quy trình sản xuất chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc tế đã và đang được nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất thực phẩm áp dụng để tạo niềm tin cho người tiêu dùng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN.

Cạnh tranh bằng chất lượng  bao bì, mẫu mã
Tạo sân chơi lành mạnh cho người trẻ

Các cấp bộ Đoàn và Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) các cấp đã và đang phát triển các mô hình câu lạc bộ (CLB), tổ, đội, nhóm theo sở thích, nhu cầu của thanh niên, góp phần tạo sân chơi, môi trường học tập, rèn luyện lành mạnh, định hướng lối sống đẹp cho người trẻ

Tạo sân chơi lành mạnh cho người trẻ
Trang bị kỹ năng và môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ

Trẻ em được học tập, vui chơi, sinh hoạt trong môi trường an toàn, lành mạnh và tiếp thu những kỹ năng sống tốt là mong muốn của các bậc phụ huynh và toàn xã hội. Tiếp cận được những điều kiện tốt này sẽ giúp các em phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất và tinh thần.

Trang bị kỹ năng và môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ
Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường

Với hơn 400 tấn rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn TP. Huế mỗi ngày, trong đó rác thải nhựa chiếm hơn 15%, chỉ đứng thứ hai sau rác hữu cơ cho thấy hoạt động sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần là nguồn gây ô nhiễm rác thải nhiều nhất, kể cả về số lượng và khối lượng. Để giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường, TP. Huế phát động “Tuần lễ không túi ni lông” trên toàn địa bàn.

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường
Return to top