ClockChủ Nhật, 18/03/2012 06:52

Cấp quyền khai thác thủy sản ở Phú Lộc, hiệu quả đã thấy rõ

TTH - Gần hai năm qua, huyện Phú Lộc phối hợp với các ngành chức năng tiến hành giao quyền khai thác thủy sản cho 14/15 chi hội nghề cá. Theo đó, các hội viên đã nâng cao ý thức trong việc quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và khai thác theo hướng hợp lý....

Thành công từ Giang Xuân

 

Phú Lộc là huyện có vùng đầm phá rộng, thuận lợi cho hàng ngàn ngư dân nuôi trồng và khai thác thủy sản. Do chưa có sự quản lý chặt chẽ, nên có nhiều ngư dân khai thác thủy sản bằng các nghề cấm, như: xung điện, nò sáo, lừ với mắt lưới nhỏ... làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Trước tình trạng đó, UBND huyện Phú Lộc phối hợp với các cơ quan ban ngành chức năng xây dựng mô hình thí điểm cấp quyền khai thác thủy sản cho Chi hội Nghề cá Giang Xuân, xã Vinh Giang. Theo đó, Chi hội Nghề cá Giang Xuân được cấp quyền khai thác thuỷ sản với diện tích 967 ha đầm phá thuộc địa phận xã Vinh Giang. Đến nay, các hội viên trong Chi hội Nghề cá Giang Xuân được phân vùng cụ thể, cùng nhau quản lý và khai thác thủy sản hợp lý. Nhờ ý thức trách nhiệm của các hội viên trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản được nâng cao, nguồn lợi thủy sản được bảo vệ, các loại cá nâu, dìa xuất hiện ngày càng nhiều. Anh Nguyễn Lân, ở Chi hội nghề cá Giang Xuân vui mừng: “Trước đây, chưa được cấp quyền khai thác thủy sản, bà con ngư dân mạnh ai nấy làm, khai thác bừa bãi, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt. Từ khi được cấp quyền khai thác thủy sản, tôm, cá nhiều hơn; sản lượng khai thác bình quân từ 3-4 kg tôm, cá/đêm, bán được 250-300 ngàn đồng”.

 

Anh Nguyễn Khoai, Chi hội Trưởng Chi hội nghề cá Giang Xuân, vui mừng: “Chi hội nghề cá Giang Xuân có 120 hội viên, sau khi được cấp quyền khai thác thủy sản, ý thức của các hội viên được nâng lên, theo đó các nghề khai thác thủy sản trên đầm phá được sắp xếp ngăn nắp và giảm đáng kể.

 

Sau khi được cấp quyền khai thác thủy sản sản lượng đánh bắt tăng rõ rệt

 

 Đến nay, 60 hộ chuyên khai thác thủy sản bằng nghề nò sáo với 56 trộ; 40 hộ tham gia đánh bắt thủy sản bằng nghề lừ xếp, bình quân 80 cheo lừ/hộ; 6 hộ làm nghề lưới bạc, 7 hộ chuyên nuôi trồng.... Năm 2012, sản lượng đạt 420 tấn, trong đó, chủ yếu tôm đất và cá dìa; tôm đất tăng gấp 2 lần, cá dìa tăng gấp 30 lần so với năm 2010. Rong câu từ diện tích 10 ha nay phát triển lên 100 ha, năm 2011 chi hội thu hoạch gần 300 tấn rong câu, bán được 25 triệu đồng; từ đầu năm đến nay thu hoạch 200 tấn rong câu bán được 20 triệu đồng”. Đây là mô hình giao quyền khai thác thủy sản đầu tiên trên địa bàn huyện Phú Lộc, mang lại hiệu quả cao trong công tác bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản ở đầm phá.

 

14/15 chi hội nghề cá được cấp quyền khai thác thủy sản

 

Anh Mai Văn Sỹ, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Lộc cho biết: “Trước sự thành công của Chi hội nghề cá Giang Xuân, năm 2011, UBND huyện Phú Lộc tiếp tục phối hợp với các cơ quan ban ngành đẩy mạnh việc cấp quyền khai thác thủy sản cho các chi hội nghề cá trên địa bàn huyện. Đến nay, huyện Phú Lộc đã cấp quyền khai thác thủy sản cho 14/15 chi Hội nghề cá, với diện tích 8.322 ha. Qua đó, đã giúp nhiều hội viên mang lại hiệu quả trong nuôi trồng và khai thác thủy sản; đồng thời, giúp các hội viên nâng cao ý thức trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Kế hoạch, quý II-2012, UBND huyện Phú Lộc, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Lộc phối hợp với Dự án Imola, Hội Nghề cá tỉnh tổ chức giao quyền khai thác thủy sản cho Chi hội Nghề cá Vinh Hiền, nhằm giúp các hội viên cùng nhau quản lý và khai thác tốt mặt nước được giao”.

 

Anh Lương Thế Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Bình (Phú Lộc) cho biết: “Trên địa bàn xã Lộc Bình có 3 chi hội nghề cá được cấp quyền khai thác thủy sản với diện tích 1.300 ha đầm phá. Từ khi được cấp quyền khai thác thủy sản đến nay bà con ngư dân cùng nhau quản lý tốt nguồn lợi thủy sản tự nhiên, không xảy ra xung đột giữa các ngư dân và nghề khai thác thủy sản hủy diệt cũng không còn. Sản lượng khai thác thủy sản tăng rõ rệt, bình quân một trộ nò sáo thu được 3-4 kg tôm, cá/đêm, bán khoảng 300 ngàn đồng; đối với tháng 7 và 8 (âm lịch) sản lượng khai thác cao gấp 3-4 lần”.

 

 

Đến nay, việc giao quyền khai thác thủy sản cho các chi hội nghề cá trên địa bàn huyện Phú Lộc đạt khoảng 94%. Sau khi được giao quyền khai thác thủy sản các chi hội nghề cá sẽ quản lý chặt chẽ các hội viên trong việc khai thác, nuôi trồng và cấm triệt để nghề khai thác thủy sản hủy diệt; đồng thời, các chi hội đã xây dựng quy chế như: nộp lệ phí, xử phạt các hành vi vi phạm... giúp các hội viên cùng nhau khai thác thủy sản hợp lý và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 Bài, ảnh: Thanh Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024

Sáng 14/4, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tổ chức lễ khai mạc triển lãm và chấm thi Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh lần thứ XVII, năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành cùng giáo viên, học sinh các đơn vị dự thi.

163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Return to top