ClockThứ Tư, 04/11/2015 15:05

Câu chuyện của gắn kết

TTH - Sau các Festival nghề cũng như nhiều diễn đàn, hội thảo khác nhau, việc gắn kết hàng thủ công mỹ nghệ với du lịch vẫn tiếp tục được đặt ra với những vấn đề không mới: sản phẩm đơn điệu, tâm lý ăn xổi, thiếu sự cải tiến về mẫu mã, chất liệu; thiếu sự gia công, chăm sóc ngay từ nhãn hiệu đến bao bì đóng gói; sự chi phối và lấn sân của hàng lưu niệm ở các nơi khác và ngay cả hiện diện không nhỏ của hàng Trung Quốc trên thị trường Huế, thậm chí hiện diện ngay cả trong các cửa hàng của phố đêm (Gắn kết hàng thủ công mỹ nghệ với thị trường du lịch – Báo Thừa Thiên Huế số 6500 phát hành ngày 2/11/2015)…

Bản chất của gắn kết ở đây là gì? Hẳn nhiên, sản phẩm phải gắn với thị trường. Nhưng khi sản phẩm không đo được thị hiếu, sức mua sẽ tạo nên một thị trường ì ạch; tạo nên một tâm lý hụt hẫng từ phía người có nhu cầu và sự đánh giá trở lại một cách thiếu tích cực với chính khả năng, sự sáng tạo không chỉ của làng nghề mà còn cả với địa phương sở tại. Một vấn đề khác tiếp tục được đặt ra, tại sao không ít chương trình khuyến công, nguồn vốn khuyến công đã được đưa vào thực thi nhưng hiệu quả trên thực tiễn vẫn chỉ là những câu hỏi cũ, và chúng cứ lơ lửng và sẽ tiếp tục lơ lửng trên các diễn đàn?

Xem xét, đánh giá hiệu quả thực chất của lĩnh vực này một cách nghiêm túc có thể đưa ra được những kiến giải từ khía cạnh mà nó đang có “sứ mệnh” xây dựng. Việc này theo chúng tôi không khó. Cái khó lại ở chỗ tâm lý e dè và cầm chừng trong bản thân người của làng nghề, cơ sở của làng nghề. Nói thiếu sự quả quyết có lẽ cũng đúng, nhất là khi người làm ra sản phẩm vẫn chưa tự tin khi đưa chúng ra thị trường khi chúng chưa mới, chưa độc đáo, chưa tiện dụng…
Gắn kết với thị trường du lịch rõ ràng là điều kiện cần và đủ để tạo ra các giá trị tăng thêm không chỉ ở thu nhập, giải quyết công ăn việc làm, an sinh xã hội mà còn có để tạo ra sự tăng trưởng trong phát triển của chính sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Nhưng ở đây câu chuyện của gắn kết có vẻ như còn tồn tại ở chỗ, bản thân người làm sản phẩm và các cơ sở thủ công mỹ nghệ cũng thiếu sự gắn kết với nhau để tạo thành chuỗi sản phẩm đa dạng. Người ta dè chừng bởi sự nhang nhác của mẫu mã, chất liệu khi tính bản quyền với những chế tài của nó vẫn chưa thực sự rốt ráo, dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh về giá. Cũng chưa thấy vai trò của một người điều phối thực sự đủ quy mô để đánh giá, thăm dò, bắt nhịp thị trường, thiết kế mẫu mã và quy tụ, đặt hàng và phân nhóm người/cơ sở sản xuất…để tạo thành chuỗi giá trị. Và như vậy, những cái mới đang có cũng dễ bị đặt vào sự lẻ tẻ và rời rạc trong những hỗ trợ của mong muốn phát triển với những nỗ lực tự thân.
Bình Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào

Sáng 20/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, đơn vị liên quan về tình hình sản xuất, cung ứng điện phục vụ sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp, nhất là vào tháng cao điểm tiêu thụ điện năm 2024 và những năm tiếp theo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Khánh thành Nghĩa trang liệt sĩ xã Phú Gia

Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2024 và hướng tới kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7/1947-27/7/2024, ngày 20/4, xã Phú Gia (Phú Vang) tổ chức khánh thành nghĩa trang liệt sĩ. Tham dự có ông Lê Trường Lưu -UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh.

Khánh thành Nghĩa trang liệt sĩ xã Phú Gia
Lan tỏa sở thích đọc sách đến lực lượng biên phòng

Ngày 20/4, Tiểu đoàn Huấn luyện-Cơ động Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Thư viện tỉnh, Xã đoàn Hương Thọ (TP. Huế) và Trường tiểu học Hương Thọ tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam cho đoàn viên thanh niên các đơn vị và chiến sĩ mới.

Lan tỏa sở thích đọc sách đến lực lượng biên phòng
KỶ NIỆM 154 NĂM NGÀY SINH VLADIMIR ILICH LENIN (22/4/1870 - 22/4/2024)
Tư tưởng của Lênin soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

V.I. Lênin (1870 - 1924) là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và Nhân dân lao động toàn thế giới. Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức ở thành phố Simbirsk (nay là Ulianovsk), Lênin đã sớm tham gia các hoạt động cách mạng chống lại sự tàn bạo, thối nát của chế độ Nga Sa Hoàng đương thời. Ông sớm nhận thấy bản chất cách mạng và khoa học của học thuyết C.Mác và đã phát triển học thuyết một cách toàn diện trên cả ba bộ phận hợp thành từ triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.

Tư tưởng của Lênin soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Return to top