CH Séc, Slovakia phản đối áp đặt chỉ tiêu người tị nạn trong EU
TTH.VN - Cộng hòa Séc và Slovakia phản đối việc phân bổ lại chỉ tiêu người tị nạn cho các nước thành viên EU và kêu gọi bảo vệ biên giới khu vực Schengen.
Phát biểu với các nhà báo tại thủ đô Blatislava của Slovakia sau cuộc gặp với Thủ tướng Áo Werner Faymann hôm qua, Thủ tướng Cộng hòa Séc Bohuslav Sobotka và Thủ tướng Slovakia Robert Fico nhấn mạnh, bất cứ sự chia sẻ giúp đỡ và hợp tác nào đều dựa trên tinh thần tự nguyện chứ không phải áp đặt.
![]() |
Ông Sobotka. Ảnh: zpravy.idnes.cz. |
Một lãnh đạo cao cấp của EU tiết lộ, EU muốn phân bổ 160.000 người tị nạn hiện đang có mặt tại các điểm nóng ở châu Âu như Italy, Hy Lạp và Hungary cho các nước thành viên.
Con số này cao gấp 5 lần con số đã được các nước EU đồng ý chia sẻ tại cuộc họp thượng đỉnh của khối vào tháng bảy vừa qua do làn sóng người tị nạn tăng cao bất ngờ trong vài tuần lễ trở lại đây.
Thủ tướng Sobotka cho rằng, việc phân bổ lại chỉ tiêu không phải là giải pháp khả thi cho cuộc khủng hoảng hiện nay. Thay vào đó, ông nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ biên giới khu vực Schengen và thiết lập trung tâm cho người tị nạn bên ngoài khu vực này càng sớm càng tốt.
Đồng tình với quan điểm này, Thủ tướng Fico cho rằng việc EU đề nghị phân bổ lại chỉ tiêu là không thực tế bởi người tị nạn không muốn xin cư trú tại Slovakia, CH Séc, Hungary hay bất cứ nước nào ở khu vực Đông-Trung Âu. Ông cũng đề nghị cần phân biệt rõ những người chạy trốn khỏi chiến tranh và tị nạn vì lý do kinh tế, và cho rằng sự trợ giúp cần phải đúng đối tượng.
Trong khi đó Thủ tướng Áo Faymann vẫn đề nghị việc phân bổ chỉ tiêu áp đặt cho các nước thành viên, bởi theo ông nếu không đặt ra qui tắc rõ ràng về việc giải quyết người tị nạn chạy trốn khỏi chiến tranh thì việc bảo vệ biên giới khu vực Schengen cũng trở nên vô ích.
Theo VOV
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria (26/02)
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội (26/02)
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường (26/02)
- Nhật Bản sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở 5 tỉnh vào cuối tháng 2 (26/02)
- Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn (25/02)
- Singapore sẽ cần thêm 1,2 triệu lao động kỹ thuật số vào năm 2025 (25/02)
- Việt Nam-Thái Lan thúc đẩy hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược (25/02)
- Mỹ sẽ phân phát miễn phí 25 triệu khẩu trang cho người dân (25/02)
-
Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Nhật Bản sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở 5 tỉnh vào cuối tháng 2
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Giám đốc IAEA thăm Iran, tháo gỡ bế tắc về thanh sát cơ sở hạt nhân
- Campuchia sử dụng hệ thống QR Code “ Stop Covid” để kiểm soát những nơi đông người
- Nga phát hiện ca nhiễm cúm gia cầm H5N8 đầu tiên ở người
- Tổng thống Mỹ sẽ phê duyệt tuyên bố thảm họa của tiểu bang Texas
-
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi G20 thành lập lực lượng đặc trách về vaccine Covid-19
- Nhiều dấu hiệu khả quan rằng ASEAN sẽ phục hồi vào năm 2021
- Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- EU "bật đèn xanh" truyền tải dữ liệu sang Anh sau Brexit
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Cải thiện công nghệ y tế với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm
- Nỗ lực vì nền kinh tế đại dương bền vững