ClockChủ Nhật, 24/03/2019 06:24

Chạm vào lợi ích

TTH - Có lẽ, ở Việt Nam, cụm từ “tuyên truyền vận động” được nghe nhiều nhất. Mình khác nhiều nước là ở chỗ này. Tuyên truyền vận động có nghĩa là không bắt buộc, là nên làm một việc gì đấy. Không làm cũng chẳng sao!?

Nhập cuộc để Thừa Thiên Huế xanh và đẹpNhặt một cọng rác, bạn đã góp phần làm cho Huế đẹp hơnĐoàn Thanh niên Công an tỉnh hưởng ứng “Ngày Chủ nhật xanh”

Đoàn viên, thanh niên phường An Đông ra quân cạo quảng cáo hưởng ứng chiến dịch “Ngày Chủ nhật xanh”

Ở nhiều nước không có chuyện này, cứ theo luật mà làm. Luật quy định thế này mà anh không làm là không được, có chế tài ngay. Thịnh hành ở nhiều nước làm việc theo luật là khái niệm truyền thông. Thực ra hai khái niệm này về nội dung là một, muốn truyền đi một thông điệp nào đó. Nhưng tính chất thì khác: Một bên không bắt buộc phải làm và một bên buộc anh phải làm.

Một câu hỏi đặt ra, giả sử như họ không làm thì sao? Không lẽ cứ đi vận động mãi, “chê trách” nhau mãi. Ở đây, hành vi nếu không (hoặc chưa) được điều chỉnh theo luật thì nên chú trọng việc điều chỉnh hành vi bằng đạo đức xã hội. Cộng đồng đã thống nhất với nhau như thế này rồi anh không thực hiện là bị lên án ngay. Khi luật chưa được phát huy tác dụng thì phải chú trọng đến việc điều chỉnh hành vi bằng đạo đức xã hội. Nếu không áp dụng hai “chế tài” này thì mọi cuộc vận động đều thất bại.

Một ví dụ: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” là một cuộc vận động lớn, nhiều ý nghĩa, nhưng nếu thật sự nhìn nhận một cách nghiêm túc thì ở lĩnh vực này lĩnh vực khác, ở chỗ nọ ở chỗ kia, ở thời điểm này ở thời điểm khác… cuộc vận động này chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Chúng ta không hiếm thấy những người luôn “cao giọng” nói đến đạo đức, tư tưởng của Bác nhưng hành động thì ngược lại. Bao nhiêu người giữ vai trò, vị trí quan trọng phải bị kỷ luật, thậm chí là vướng vòng lao lý. Không phải là số đông nhưng rất dễ làm cho người dân nhìn vào đấy mà mất niềm tin. Vận động họ không được thì buộc phải sử dụng biện pháp pháp lý. Một khi những hành vi sai trái bị xử lý nghiêm (như thời gian qua) thì lòng tin của người dân được củng cố.

Chúng ta đều biết, để làm chuyển biến một hành vi, một nhận thức là cả một quá trình. Những việc lớn lao hơn, như “ý thức hệ” thì có khi là kéo dài qua hàng thế kỷ. Điều này chúng ta không mơ hồ khi nhận thức rằng, những mong muốn sẽ đạt kết quả ngay trong một sớm một chiều. Chúng phải được chuyển biến từ từ, hình dung như những nấc thang vậy. Chúng phải được đi kèm theo những điều kiện về phát triển kinh tế, xã hội. Vấn đề là làm sao sự chuyển biến ấy càng nhanh càng tốt.

Trở lại vấn đề tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ môi trường. Bằng trực quan, chúng ta thấy tỉnh làm rất mạnh trong thời gian gần đây. Nhiều chỉ thị, kế hoạch về bảo vệ môi trường đã được triển khai thực hiện. Môi trường ở nhiều nơi đã sạch đẹp hơn nhiều. Ý thức của người dân ở nhiều nơi đã có chuyển biến tích cực. Nhưng bảo rằng, đã “đồng đều” chưa, đã “phủ rộng” chưa… thì có thể nói là chưa. Nhiều nơi rác vẫn còn lưu cữu, người dân còn vứt rác bừa bãi, rác thải xây dựng vẫn còn đổ ngổn ngang, tùy tiện… Một ngày chủ nhật gần đây đi trên đường Điện Biên Phủ, tôi thấy những thanh niên mặc áo xanh, tôi biết có thể là lực lượng đoàn viên thanh niên của phường tập trung cạo từng miếng giấy quảng cáo (đủ thứ nội dung) trên các cột điện. Chợt nghĩ, nếu làm thế này thì làm sao hiệu quả cao được. Một người miệt mài đi cạo cho sạch thì nhiều người khác lại dán lên làm cho nó bẩn trở lại, như một cuộc “đuổi bắt bóng mình”. Quảng cáo thế nào không có nội dung, không có địa chỉ cụ thể? Ở đây không cần đến tuyên truyền vận động, cứ lần theo những địa chỉ trên mà áp chế tài. Làm kiên quyết như vậy thử lần sau ai dám?

Nói như thế với suy nghĩ, tuyên truyền vận động là cần thiết nhưng dần phải đi đến việc áp dụng chế tài. Như trên đã nói, ở đây có hai dạng chế tài: Theo luật và theo đạo đức xã hội. Luật thì rõ rồi, lĩnh vực nào chưa có quy định thì phải ra quy định. Đã có quy định rồi thì kiên quyết tổ chức thực hiện. Cùng với đó là điều chỉnh hành vi bởi đạo đức xã hội. Việc này có lẽ là phù hợp trong điều kiện phát triển của đất nước ta hiện nay. Đạo đức xã hội nói chung có một phạm vi rất rộng. Chúng ta phải chia ra từng không gian nhỏ mà thực hiện. Trước đây chúng ta thường hay nghe khái niệm “lệ làng”, chính là những quy ước của cộng đồng. Bây giờ nó phải được triển khai ở từng thôn, từng tổ dân phố, thậm chí là những cụm dân cư quy mô nhỏ hơn chẳng hạn. Sáng thứ bảy, chủ nhật bà con phải tập trung ra dọn vệ sinh công cộng trước nhà mình vài ba mươi phút. Họp lại để thống nhất. Đã thống nhất rồi ai không thực hiện thì bị “chê trách”. Chê trách một cách nhẹ nhàng nhưng lâu dần cũng “thấm”. Phải làm cho mọi người cảm nhận rất rõ rằng, cũng sống trên một tuyến phố xanh sạch đẹp sẽ “sướng” hơn nhiều so với một tuyến phố bừa bộn. Tôi tin là nhận thức của họ sẽ thay đổi.

Bài: LÊ PHƯƠNG - Ảnh: TNAĐ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Những lợi ích có thể bạn chưa biết khi sở hữu chữ ký đẹp

Một chữ ký đẹp không chỉ là một dòng chữ văn bản thuần túy mà còn mang đến nhiều ý nghĩa, ngầm khẳng định phong cách và cá nhân của mỗi người. Việc sở hữu một chữ ký đẹp mang đến rất nhiều lợi ích không ngờ mà nhiều người có thể chưa nhận ra. Vậy lợi ích đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Những lợi ích có thể bạn chưa biết khi sở hữu chữ ký đẹp
Ra quân vệ sinh, làm đẹp phố phường

Ngày 10/3, triển khai phong trào Ngày Chủ nhật xanh, nhiều lực lượng đã ra quân tổng dọn vệ sinh; tuyên truyền, vận động người dân chỉnh trang các địa điểm công cộng, trồng hoa làm đẹp phố phường.

Ra quân vệ sinh, làm đẹp phố phường
Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3):
Đầu tư vào phụ nữ mang lại lợi ích cho phụ nữ và toàn xã hội

Theo Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women), đầu tư vào phụ nữ mang lại lợi ích cho phụ nữ và toàn xã hội. Tuy nhiên, với tốc độ đầu tư hiện tại, hơn 340 triệu phụ nữ và trẻ em gái sẽ vẫn phải sống trong tình trạng nghèo đói cùng cực vào năm 2030. Việc thúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ chưa bao giờ cấp bách hơn, khi được đánh dấu bằng chủ đề của Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) năm 2024 là “Đầu tư cho phụ nữ: Đẩy nhanh tốc độ phát triển”.

Đầu tư vào phụ nữ mang lại lợi ích cho phụ nữ và toàn xã hội
Return to top