ClockThứ Ba, 28/11/2017 06:11

Chấn chỉnh hoạt động giao thông thủy ở A Lưới

TTH - Đến thời điểm này, ở huyện miền núi A Lưới có hơn 30 chiếc thuyền máy đang hoạt động để phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình của những hộ dân ảnh hưởng lòng hồ thủy điện A Lưới. Việc đảm bảo an toàn giao thông thủy trong khu vực này đang là vấn đề bức bách đặt ra.

Tai nạn giao thông đường thủy: Cảnh báo!Giao thông đường thủy: Nhiều vi phạm, thiếu an toànCảnh sát đường thủy ra quân đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông

Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, tuyên truyền, phổ biến các quy định của luật giao thông đường thủy cho các chủ phương tiện

Sau khi có lòng hồ thủy điện A Lưới, các hộ dân tại các xã bị ảnh hưởng của khu vực lòng hồ (gồm Hồng Thái, Hồng Thượng, Hồng Quảng, Sơn Thủy và Nhâm) đã mua sắm thuyền, ghe để làm phương tiện đi lại phục vụ nhu cầu sản xuất phát triển kinh tế gia đình. Tính đến thời điểm này, đã có hơn 30 chiếc thuyền máy với công suất từ 5 đến 15 mã lực được các hộ dân của các xã mua sắm để hoạt động nhưng chủ phương tiện chưa nắm rõ Luật Giao thông đường thủy nội địa, cũng như kỹ năng vận hành, điều khiển thuyền, ghe đảm bảo an toàn.

Từ thực tế này, Công an huyện A Lưới đã phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy Công an tỉnh và Sở Giao thông Vận tải tổ chức khảo sát, kiểm tra các phương tiện đường thủy đang hoạt động tại khu vực lòng hồ thủy điện A Lưới, nhằm chấn chỉnh hoạt động giao thông thủy trong khu vực.

Trung tá Nguyễn Nam Sinh, Phó Công an huyện A Lưới cho biết: Do số lượng ghe thuyền của bà con nằm rải rác ở các xã, nên việc khảo sát, đánh giá, thẩm định chất lượng các thuyền máy đang hoạt động trong khu vực gặp không ít khó khăn. Chúng tôi cùng phối hợp với công an các xã để tiến hành, đồng thời kết hợp phổ biến tuyên truyền về Luật Giao thông đường thủy nội địa và các kỹ năng vận hành thuyền an toàn cho các chủ phương tiện.

Anh Nguyễn Văn Phùng, ở xã Hồng Thái bộc bạch: “Do bà con chúng tôi chưa thuần thục kỹ năng điều khiển phương tiện, vả lại lòng hồ thủy điện là khu vực ngập nước, khác với sông hồ ở nơi khác nên rất nguy hiểm khi tham gia giao thông thủy. Vì vậy, rất mong được các ngành chức năng quan tâm hướng dẫn để nắm bắt được luật và biết vận hành thuyền một cách an toàn hơn...”.

Từ nhu cầu mưu sinh thực tế của người dân địa phương, việc gia tăng số lượng ghe, thuyền hoạt động tại khu vực lòng hồ thủy điện A Lưới là điều tất yếu. Vì vậy, để các chủ phương tiện đường thủy nắm bắt các quy định về Luật giao thông đường thủy nội địa, cũng như đảm bảo an toàn các hoạt động giao thông đường thủy trong khu vực, chính quyền địa phương và các ngành chức năng huyện A Lưới cần tăng cường kiểm tra, tuyên truyền, phổ biến các quy định của luật và các hình thức xử phạt về hành vi vi phạm. Đồng thời, phối hợp tổ chức các lớp học và vận động các chủ phương tiện tham gia học tập Luật Giao thông đường thủy nội địa để được cấp chứng chỉ hành nghề. Các phương tiện đang hoạt động cũng cần được đăng kiểm chất lượng, trọng tải của thuyền để đăng ký vận hành đảm bảo an toàn trong hoạt động đi lại trên sông nước tại khu vực lòng hồ thủy điện A Lưới. Như vậy, sẽ giúp bà con có điều kiện hành nghề và nắm bắt được những tính năng kỹ thuật, những yêu cầu cần thiết về thuyền máy khi vận hành trên đường thủy. Việc này không chỉ để bảo vệ tính mạng và tài sản của bà con, mà còn là yêu cầu không thể thiếu một khi trên địa bàn phát triển mô hình du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện A Lưới...

Bài, ảnh: Quốc Tuấn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hoạt động nhà máy tháng 3 của Trung Quốc mở rộng lần đầu tiên sau 6 tháng

Kết quả khảo sát cho thấy, hoạt động sản xuất của các nhà máy ở Trung Quốc trong tháng 3 đã mở rộng lần đầu tiên sau 6 tháng, mang lại sự lạc quan cho các nhà hoạch định chính sách ngay cả khi cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản vẫn là lực cản đối với nền kinh tế nước này.

Hoạt động nhà máy tháng 3 của Trung Quốc mở rộng lần đầu tiên sau 6 tháng
Quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang phát triển mạnh mẽ, đặt ra thách thức lớn đối với công tác quản lý thuế (QLT), đảm bảo sự công bằng cho các tổ chức, cá nhân. Cục Thuế tỉnh chỉ đạo các đơn vị, tích cực thực hiện một số giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả QLT đối với hoạt động TMĐT trên địa bàn.

Quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
Return to top