Kinh tế Xây dựng - Giao thông
Chật chội đường Ngô Quyền
TTH - Đường Ngô Quyền là một con đường nhỏ, chạy song song với đường Lê Lợi dọc phía sau các trường Quốc Học, Hai Bà Trưng và Bệnh viện Trung ương Huế (BVTW)… Con đường vốn nên thơ bởi sự yên tĩnh và rợp bóng cây xanh.
![]() |
Đường Ngô Quyền đang ngày càng trở nên chật chội |
Vài năm gần đây, một phần do dân số tăng, phần khác do BVTW có thêm công trình, mở thêm cổng ra phía đường Ngô Quyền (như các cổng số 4, 6, 7, 8…) , khu tập thể ngành y sau khi được hóa giá đã được các hộ đầu tư xây dựng, bung ra cho thuê làm dịch vụ các loại; thêm nữa, nhà giữ xe của bệnh viện vốn trước đây ở đường Nguyễn Huy Tự, từ ngày triển khai xây bệnh viện Quốc tế, nhà xe này bị xóa sổ, một phần chuyển đến hoạt động trong khuôn viên Khoa Truyền nhiễm (cổng số 4)… Tất cả khiến cho đường Ngô Quyền trở nên quá tải, chật chội, mất mỹ quan đô thị và cả mất an toàn giao thông, nhất là vào giờ cao điểm.
Đó là lý do khiến tôi thường “kiêng”, ít đi vào lối Ngô Quyền cho dù đi theo đường khác có thể xa hơn đáng kể. Vậy nhưng, dù có kiêng đi nữa thì vẫn có lúc phải đi bởi địa chỉ mà mình muốn đến nằm trên tuyến đường này. Và y rằng mười lần như chục, bao giờ tôi cũng gặp cảnh nghẽn đường ở một số đoạn trên tuyến đường này. Mới hôm qua thôi, vừa quẹo xe vào là đụng ngay cảnh tắc nghẽn ở ngay đầu đường do tình trạng phụ huynh đậu đỗ xe lung tung để đón con ở Trường tiểu học Vinh Ninh. Thoát khỏi đoạn này, cùng hướng với tôi từ phía Quốc Học về bệnh viện là chiếc Toyota 4 chỗ, đến cổng Khoa Truyền nhiễm (nay có gắn bảng cổng số 5 của BVTW) gặp chiếc taxi 7 chỗ ngược chiều, thêm chiếc xe điện chở bệnh nhân và người nhà tiến vào Khoa Truyền nhiễm, lại còn một đoàn xe máy chiếc vào chiếc ra cổng điểm giữ xe cũng tại khoa này. Tất cả dồn ứ lại, phải nhích từng mét một. Tới một đoạn nữa chỗ cổng số 4 mé trước Trung tâm Nhi khoa thì nào xe ôm, nào người mua thuốc, mua cơm, lại còn thêm hai chiếc taxi đón, trả khách choán ở hai bên… Rất nản cho người tham gia giao thông!
Có lẽ đã đến lúc cần để mắt “sắp đặt” lại cho tuyến đường này. Buôn bán như thế nào, giữ xe như thế nào; ô tô có được vào ra hay không, vào ra vào giờ nào, dành cho loại mấy chỗ; xe điện chuyên dụng vận chuyển bệnh nhân luồng tuyến ra sao để nhanh chóng, an toàn cho người bệnh? V.v… Những điều đó, cơ quan quản lý đô thị, cơ quan quản lý giao thông và chính quyền sở tại cần ngồi lại để tìm giải pháp và triển khai sớm. Nếu không, càng lâu càng khó xử lý và sẽ sinh ra nhiều hệ lụy không vui cho bức tranh đô thị. Có lẽ nhiều người khác cũng như tôi, đang rất ngóng chờ động thái này.
Thượng Bích
- 4 hãng taxi đón khách tại Sân bay Phú Bài (28/01)
- Đảm bảo phòng dịch chặt chẽ trên toàn mạng bay nội địa (28/01)
- Xây dựng nhãn hiệu "Du lịch A Lưới" và nhãn hiệu tập thể "Đệm bàng Phò Trạch" (28/01)
- Sản phẩm làng nghề hối hả vào vụ tết (28/01)
- Tạm dừng hoạt động vận tải hành khách đến Hải Dương, Quảng Ninh và ngược lại (28/01)
- Tháng 1, vốn thực hiện các dự án FDI tăng hơn 4% (28/01)
- “Chạm vào cơ chế đặc thù” (28/01)
- Nhiều tuyến đường kiệt được đầu tư (28/01)
-
Đảm bảo phòng dịch chặt chẽ trên toàn mạng bay nội địa
- Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030
- “Rain garden”- Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu
- Tái thả về môi trường tự nhiên 106 cá thể động vật rừng
- Đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ Đại hội Đảng và Tết Nguyên đán Tân Sửu
- Cơ hội thực hiện “Giấc mơ Huế”
- Điều chỉnh kế hoạch khai thác do thời tiết xấu tại sân bay Nội Bài
- Lễ cưới trên độ cao 10.000m
- Nam A Bank giảm đến 2% lãi suất vay cho người dân miền trung
- Cà phê Việt Nam hướng mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD năm 2030
-
Cơ hội thực hiện “Giấc mơ Huế”
- “Săn tìm” động vật hoang dã quý hiếm
- “Ngày sau phải tốt hơn, đẹp hơn ngày trước”
- Gắn phát triển kinh tế với thay đổi tập quán tiêu dùng
- Bảo đảm tốt hậu cần cho các nhiệm vụ
- Tạo hình mẫu cảnh quan môi trường đô thị
- Chủ động gỡ khó, tạo “sân chơi” cho doanh nghiệp phát triển
- Phát triển bất động sản hài hòa với bảo tồn di sản
- Hướng đến không gian sống xanh, sạch
- Khát vọng Quảng Điền