Châu Á là châu lục giàu có nhất thế giới
TTH.VN - Châu Á đã có được vị trí mới trong tấm bản đồ các quốc gia giàu có trên thế giới khi mức độ giàu có tại đây đã tăng lên 29% so với 5,6% ở Bắc Mỹ và 6,6% tại châu Âu.
![]() |
Lần đầu tiên châu Á trở nên giàu có hơn châu Âu - Ảnh minh họa: Instagram |
Theo dự báo của BCG, vào năm 2019 tổng giá trị kinh tế châu Á sẽ đạt mức 75 ngàn tỉ USD so với 63 ngàn tỉ USD của Bắc Mỹ.
Trung Quốc sẽ là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất tại châu Á. Theo dự đoán của BCG, họ sẽ chiếm 70% mức tăng trưởng của châu Á từ nay đến năm 2019 và vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia giàu có nhất thế giới vào năm 2021.
Một xu hướng đáng quan tâm nữa là sự giàu có của thế giới đang được tập trung vào một bộ phận dân chúng nhiều hơn. Theo thống kê vào năm 2012, tổng giá trị nền kinh tế thế giới được tập trung vào 38% những người giàu có, con số này trong năm 2014 là 42%, và sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới.
Các gia đình với hơn 1 triệu đôla tiền tiết kiệm trong ngân hàng đã tăng trung bình 16% trong khi những người ít giàu hơn tăng 9%.
Theo đánh giá, sự giàu có này phần lớn là nhờ mức tăng trưởng cổ phiếu - vốn chiếm hơn 39% tài sản tư nhân trong thời điểm hiện tại. Sự xuất hiện tầng lớp giàu mới nổi ở châu Á cũng là một nguyên nhân dẫn đến điều này.
Tuy vậy, có một thực tế cần được nhìn nhận là châu Á tuy có tổng giá trị kinh tế cao hơn châu Âu, nhưng nếu xét về giá trị trung bình trên từng cá nhân thì lại là một câu chuyện khác.
Trong khi các hộ gia đình châu Âu hiện có khối tài sản khoảng 220.000 USD, ở Mỹ là 370.000 USD thì tại Trung Quốc chỉ là 72.000 USD. Châu Á - Thái Bình Dương còn cho thấy một bức tranh ảm đạm hơn với giá trị trung bình 54.000 USD.
Do đó tuy châu Á đang nắm giữ vị trí đứng đầu thế giới về tổng giá trị kinh tế, nhưng để đạt đến sự thịnh vượng chung như châu Âu hay Bắc Mỹ đã thực hiện được thì vẫn còn một chặng đường dài nỗ lực.
Theo Tuổi trẻ
- Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn (25/02)
- Singapore sẽ cần thêm 1,2 triệu lao động kỹ thuật số vào năm 2025 (25/02)
- Việt Nam-Thái Lan thúc đẩy hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược (25/02)
- Mỹ sẽ phân phát miễn phí 25 triệu khẩu trang cho người dân (25/02)
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt (24/02)
- Các nữ vận động viên được phép mặc bikini tại giải bóng chuyền bãi biển Qatar (24/02)
- Nhật hoàng kêu gọi chính quyền nỗ lực nhiều hơn để ngăn chặn các vụ tự tử (24/02)
- Mỹ có nữ Đại sứ mới tại Liên Hiệp quốc (24/02)
-
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Giám đốc IAEA thăm Iran, tháo gỡ bế tắc về thanh sát cơ sở hạt nhân
- Campuchia sử dụng hệ thống QR Code “ Stop Covid” để kiểm soát những nơi đông người
- Nga phát hiện ca nhiễm cúm gia cầm H5N8 đầu tiên ở người
- Tổng thống Mỹ sẽ phê duyệt tuyên bố thảm họa của tiểu bang Texas
- Bộ trưởng Y tế Argentina từ chức sau báo cáo về cấp thẻ vắc-xin VIP
- Nhóm G7 thúc đẩy cam kết hỗ trợ vắc-xin cho các nước nghèo hơn
- Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi G20 thành lập lực lượng đặc trách về vaccine Covid-19
- EU "bật đèn xanh" truyền tải dữ liệu sang Anh sau Brexit
-
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi G20 thành lập lực lượng đặc trách về vaccine Covid-19
- Nhiều dấu hiệu khả quan rằng ASEAN sẽ phục hồi vào năm 2021
- 1/4 doanh nghiệp Anh sẽ sa thải nhân viên nếu chương trình hỗ trợ việc làm kết thúc sớm
- EU "bật đèn xanh" truyền tải dữ liệu sang Anh sau Brexit
- Thị trường thanh toán điện tử ASEAN có thể đạt 1,5 nghìn tỷ USD
- Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầu
- Anh sẽ tiêm vắc-xin COVID-19 cho tất cả người trưởng thành vào cuối tháng 7
- Cải thiện công nghệ y tế với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo
- "123456" vẫn là mật khẩu phổ biến nhất thế giới sau 10 năm
- Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt