Thế giới

Châu Á là khu vực ít chuẩn bị nhất trước mối đe dọa lão hóa

ClockThứ Tư, 18/09/2019 20:56
TTH - Theo một nghiên cứu mới vừa được Mercer và Marsh & McLennan Insights phát hành ngày 18/9, trong số 20 nền kinh tế lớn trên toàn cầu, các nước châu Á nằm trong số những quốc gia ít chuẩn bị nhất để chống lại các mối đe dọa của xã hội lão hóa và xu hướng tự động hóa.

Hàn Quốc: Dân số lao động giảm lần đầu tiênLao động di cư đóng góp rất lớn vào sự phát triển của Đông Nam Á

Nhật Bản dự kiến sẽ trở thành nền kinh tế "siêu già" đầu tiên trên thế giới vào năm 2030. Ảnh: Getty

Báo cáo “Chỉ số khả năng phục hồi trước lão hóa và tự động hóa” phân tích các yếu tố giảm nhẹ mà một quốc gia đang có để giải quyết các thách thức do xu hướng lão hóa và tự động hóa công việc đặt ra đối với người lao động cao tuổi. Đồng thời, báo cáo cũng xem xét đến yếu tố sức mạnh của hệ thống hưu trí địa phương, để đánh giá sự sẵn sàng của một quốc gia trong việc quản lý tình trạng lão hóa và tự động hóa.

Các yếu tố giảm nhẹ rủi ro bao gồm sự tham gia của lực lượng lao động lớn tuổi, mức độ đầy đủ của tài sản quỹ hưu trí, điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi, cùng với các điều kiện pháp lý và chính sách phù hợp.

Với các tiêu chí đó, Đan Mạch đứng đầu danh sách xếp hạng của Mercer và Marsh & McLennan Insights. Úc và Thụy Điển cũng nằm trong số các quốc gia “kiên cường nhất” trước các thách thức lão hóa và tự động hóa.

Trong khi đó, Singapore dù xếp hạng cao nhất trong số 4 quốc gia châu Á có tên trong danh sách, nước này vẫn chỉ nằm ở nửa dưới của bảng xếp hạng ở vị trí thứ 13, xếp trên Nhật Bản (xếp thứ 17), Trung Quốc (thứ 18) và Hàn Quốc ở vị trí 20 - đứng cuối danh sách.

Ngoài ra, tài sản trong các quỹ hưu trí theo tỷ lệ phần trăm GDP của 4 nước châu Á có tên trong báo cáo cũng ở mức thấp, với tỷ lệ ở Trung Quốc là 1,5%, Nhật Bản 28,6%, Hàn Quốc 10,9% và Singapore 31,2%, so với mức trung bình toàn cầu là 51,9%.

"Trên toàn cầu, các chính phủ và tổ chức đang trải qua thời kỳ gián đoạn nghiêm trọng. Những tiến bộ công nghệ đang ngày càng khiến các công việc thường chỉ cần tay nghề thấp có nguy cơ tự động hóa, đây vốn là những công việc mà những người lao động lớn tuổi từ 50 trở lên thường được tuyển dụng. Thế giới đang già đi, với dân số già ngày càng tăng và dân số trong độ tuổi lao động ngày càng bị thu hẹp", báo cáo cho biết.

Tuy nhiên, bà Peta Latimer, Giám đốc điều hành Mercer tại Singapore, lưu ý rằng điều này có thể là cơ hội cho các công ty tận dụng nguồn lao động mới. Thông qua một số biện pháp có thể bao gồm các cách tiếp cận tự do và linh hoạt hơn khi làm việc, “người lao động lớn tuổi có thể trở thành một phần của 'nguồn tài nguyên' được chia sẻ chuyên về một số kỹ năng nhất định và có nhiều năm kinh nghiệm mà các tổ chức khác có thể tiếp cận được", bà Latimer nhận định.

Giám đốc điều hành của Mercer châu Á Renee McGowan cho rằng, các cá nhân cũng như các cơ cấu chính phủ và doanh nghiệp ở châu Á có trách nhiệm chung trong việc chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho tình trạng xã hội già hoá nhanh chóng, trong bối cảnh công nghệ ngày càng tiến bộ, nhất là ở châu Á. Dự đoán vào năm 2030, Nhật Bản sẽ trở thành nền kinh tế "siêu già" đầu tiên trên thế giới, với số người từ 65 tuổi trở lên chiếm hơn 28% dân số, trong khi số người cao tuổi của Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan cũng sẽ chiếm trên 25%.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I/2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Dữ liệu cho thấy các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hỗ trợ bằng vốn cổ phần tư nhân (PE) ở châu Á dự kiến sẽ có giai đoạn đầu năm tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, do hoạt động giao dịch ở Trung Quốc tạm lắng và những bất ổn kinh tế, địa chính trị lan rộng hơn đã tác động đến tâm lý thị trường.

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I 2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015
2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt ở hầu hết các nền kinh tế, các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ những quyết định về lãi suất, và các thị trường kỳ vọng sẽ chứng kiến một loạt đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay.

2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất
Khảo sát khu vực diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu

Ngày 7/3, Đoàn công tác của tỉnh do Thượng tá Phan Thắng, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát, xác định các khu vực diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu cấp khu vực tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.

Khảo sát khu vực diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu
Return to top