ClockThứ Bảy, 09/03/2019 12:29

Châu Á & mô hình chăm sóc cho người cao tuổi

TTH - Tại các nền kinh tế phát triển trên khắp thế giới, từ Đức, Nhật Bản cho đến Mỹ, hầu hết dân số đều chứng kiến mức sống ngày càng tăng, song đồng thời vấn nạn già hóa cũng xảy ra nhanh chóng. Cụ thể là ngày càng có ít cặp vợ chồng muốn sinh con. Được hưởng lợi từ hệ thống chăm sóc sức khỏe tiến bộ, con người cũng sống lâu hơn. Không chỉ các nước phát triển, thị trường mới nổi châu Á cũng đang đi theo xu hướng này. Trong bối cảnh chứng kiến nhiều thành quả về giảm tỷ lệ nghèo đói và mở rộng trong tầng lớn trung lưu, khu vực này cũng gặp tình trạng đáng lo ngại khi thế giới đang dần lão hóa.

Quốc gia châu Á nào chăm sóc người cao tuổi tốt nhất?Châu Á sẽ có 60% người già trên thế giới đến năm 2030

Châu Á cần những mô hình chăm sóc cho người cao tuổi mới. Ảnh: BBC

Châu Á đối mặt với vấn nạn già hóa

Trong các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, có đến 7/10 quốc gia thuộc nhóm các nước có dân số là người cao tuổi lớn nhất (từ 65 tuổi trở lên) bao gồm: Trung Quốc xếp hạng đầu tiên, Ấn Độ thứ hai, Indonesia thứ tư (nước thứ 3 không thuộc châu Á) và theo sau lần lượt là các quốc gia khác như Bangladesh, Pakistan, Việt Nam và Thái Lan. Do tỷ lệ sinh giảm và chất lượng chăm sóc sức khỏe tăng cao, độ tuổi trung bình được nhận định là đang tăng trên toàn khu vực. Tương tự các nước tiên tiến, “hồ sơ bệnh án cũng thay đổi”, thay vì các bệnh truyền nhiễm, nay người cao tuổi châu Á thường mắc các bệnh không lây như tiểu đường và chứng mất trí nhớ.

Tuy nhiên trong một khía cạnh khác, châu Á lại tương đối khác biệt so với các nền kinh tế tiên tiến. Cụ thể, khi mức tuổi thọ tại châu Á đang tăng nhanh chóng và gần bằng với các nước phương Tây, GDP bình quân đầu người vẫn dậm chân tại chỗ ở mức thấp hơn nhiều. Do đó, các nước châu Á sẽ phải đấu tranh để đáp ứng nhu cầu đang tăng cao trong hệ thống chăm sóc toàn diện cho người cao tuổi.

Một đặc điểm chung thường thấy ở châu Á là hầu như hiếm có quốc gia nào tạo được thị trường bảo hiểm chăm sóc dài hạn cho người già. Điều này có nghĩa phần lớn chi phí sẽ là gia đình hoặc cá nhân lo liệu. Ngoài ra, số lượng chuyên gia có trình độ trong lĩnh vực này cũng đang thiếu hụt trầm trọng. Thay vì được chăm sóc một cách bài bản, người cao tuổi ở khu vực này thường chỉ được chăm sóc tại nhà bởi những người chăm sóc không bằng cấp, chứng nhận.

Ngăn chặn viễn cảnh già trước khi giàu

Để giải quyết vấn đề này, tùy thuộc vào những khác biệt lịch sử và nhân khẩu học..., chính sách hành động tại mỗi quốc gia ở châu Á hầu như không giống nhau. Đơn cử, ở Trung Quốc, chính phủ đã thông qua các chỉ thị chi tiết về chính sách quốc gia. Động thái được triển khai khi tốc độ già hóa của nước này nhanh hơn rất nhiều so với các quốc gia khác. Một phần nguyên nhân đến từ chính sách sinh một con nghiêm ngặt kéo dài 3 thập kỷ trước và chỉ vừa mới chỉ chấm dứt vào năm 2015. Được biết, cách tiếp cận của Trung Quốc là công thức 90:7:3, tương ứng mục tiêu 90% hoạt động chăm sóc bài bản cho người lớn tuổi sẽ được tiến hành tại nhà; 7% tại các trung tâm cộng đồng và 3% số lượng còn lại sẽ được tiến hành ở các tổ chức. Ngoài ra, giới chức nước này cũng kêu gọi đầu tư tư nhân, bao gồm cả đầu tư nước ngoài để thiết lập các cơ sở chăm sóc sức khỏe hợp tác với Pháp, Nhật Bản, Mỹ. Thậm chí, chính phủ Trung Quốc cũng tán thành việc triển khai “mô hình hỗn hợp”, tức mở ra các cơ sở chăm sóc cao cấp có lợi nhuận phục vụ cho phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình đến cao, nhưng cùng lúc cũng chịu trách nhiệm cho cả những cá nhân nghèo khổ và dễ tổn thương nhất.

Ở Đông Nam Á, khi già hóa dân số đang lan rộng, tỷ lệ già hóa cũng tương đối khác nhau ở các quốc gia, đáng chú ý là Indonesia và Việt Nam lão hóa nhanh hơn Philippines. Tại những thị trường này, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi chuyên nghiệp tại nhà là biện pháp tạm thời tốt nhất, bất chấp thách thức lớn là thiếu nhân viên chăm sóc có kỹ năng. Một số quốc gia như Thái Lan và Philippines đã triển khai khá nhiều kế hoạch tăng cường chăm sóc cho đối tượng dân số này. Đáng chú ý là đã có nhiều cơ sở chăm sóc chất lượng cao ở hai nước được mở ra nhằm phục vụ cho khách nước ngoài, đa phần đến từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Nhìn chung, sẽ phải mất 115 năm để dân số từ 65 tuổi trở lên tăng gấp đôi ở Pháp và 72 năm để xảy ra điều tương tự ở Mỹ. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, số lượng người cao tuổi sẽ gấp đôi vào năm 2026. Nhằm ngăn chặn nguy cơ châu Á già đi trước khi giàu có, điều quan trọng lúc này là nhấn mạnh tính cần thiết phải tìm ra giải pháp chính sách thông minh và mô hình kinh doanh bền vững cho vấn đề chăm sóc cho người cao tuổi, Giám đốc đầu tư tại Tập đoàn Tài chính Quốc tế Jiadi Yu cho hay.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Nikkei News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản: Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20% tổng số hộ gia đình vào năm 2050

Một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu An sinh xã hội và Dân số quốc gia Nhật Bản cho biết, đến năm 2050, 10,8 triệu người cao tuổi ở nước này sẽ sống một mình, chiếm 20,6% tổng số hộ gia đình, đánh dấu sự gia tăng kể từ năm 2020, khi chỉ 7,37 triệu người già - tương đương 13,2% tổng số hộ gia đình, sống một mình.

Nhật Bản Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20 tổng số hộ gia đình vào năm 2050
Trao mô hình sinh kế “Đàn gà cho em”

Ngày 14/4, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An phối hợp chính quyền xã Hải Dương (TP. Huế) và mạnh thường quân tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế “Đàn gà cho em” với số lượng 600 con gà giống đến 20 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có con em trong độ tuổi đến trường.

Trao mô hình sinh kế “Đàn gà cho em”
Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực

Vào mùa xuân hàng năm, hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) được tổ chức tại tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Năm nay, chủ đề của diễn đàn là “châu Á và thế giới: Những thách thức chung, trách nhiệm chung”. Các chuyên gia nhận định đây là một chủ đề rất phù hợp với thời cuộc.

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top