ClockChủ Nhật, 12/05/2019 15:09

Châu Á sẽ thống trị danh sách các nền kinh tế tăng trưởng 7% những năm 2020

TTH.VN - Những năm 2020 được dự báo sẽ là thập kỷ châu Á, khi lục địa này thống trị một danh sách dành riêng cho các nền kinh tế dự kiến duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức khoảng 7%.

Châu Á thống trị nền kinh tế thế giới vào năm 2050ASEAN và những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng

Người dân đi mua sắm ở thành phố Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh: Bloomberg

Theo đó, Bangladesh, Việt Nam, Myanmar và Philippines sẽ đáp ứng mức tăng trưởng này, Hãng thông tấn Bloomberg ngày 12/5 trích dẫn một nghiên cứu từ bà Madhur Jha, Trưởng bộ phận nghiên cứu chuyên đề của Công ty đa quốc gia chuyên về ngân hàng và tài chính Standard Chartered, và Nhà kinh tế trưởng toàn cầu của Standard Chartered, ông David Mann cho hay.

Ngoài ra, Ethiopia và Bờ Biển Ngà cũng có khả năng đạt tốc độ tăng trưởng 7%, điều này thường đồng nghĩa với sự gia tăng gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cứ mỗi 10 năm.

Đây sẽ là một lợi ích đối với thu nhập bình quân đầu người; trong đó, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam sẽ tăng vọt lên 10.400 USD vào năm 2030, từ mức khoảng 2.500 USD hồi năm ngoái, các chuyên gia ước tính.

Nhóm các nền kinh tế tăng trưởng 7%

Standard Chartered chỉ ra, 7 nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức khoảng 7% trong những năm 2020, với mức tăng mạnh trong GDP bình quân đầu người.

Ưu thế của châu Á đối với danh sách là một sự thay đổi so với năm 2010, khi công ty này lần đầu tiên bắt đầu theo dõi các nền kinh tế mà Standard Chartered dự báo ​​sẽ tăng trưởng khoảng 7%.

Trước đó, danh sách này đã có 10 thành viên chia đều giữa khu vực châu Á và châu Phi, bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Việt Nam, Nigeria, Ethiopia, Tanzania, Uganda và Mozambique.

“Tăng trưởng nhanh hơn không chỉ hỗ trợ người dân thoát khỏi tình trạng đói nghèo tuyệt đối nhanh chóng hơn, mà còn thường đi kèm với y tế và giáo dục tốt hơn, cũng như phạm vi rộng hơn và sự tiếp cận tốt hơn đối với các loại hàng hóa và dịch vụ”, các chuyên gia khẳng định trong báo cáo.

Bên cạnh đó, “thu nhập cao hơn nhờ tăng trưởng nhanh hơn cũng thường làm giảm sự bất ổn chính trị - xã hội và giúp đưa ra các cải cách cơ cấu dễ dàng hơn”, họ nói thêm.

Ngoài ra, những thành viên thuộc nhóm các nền kinh tế tăng trưởng 7% cũng có xu hướng có tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư ít nhất 20-25% GDP, theo báo cáo.

Lê Thảo (Lược dịch từ Bloomberg)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Lệch pha tăng trưởng

Nguồn vốn huy động vẫn chảy đều vào các ngân hàng, dù lãi suất huy động đang chạm đáy. Trong khi đó, lãi suất cho vay đang ở mức thấp, nhưng tăng trưởng tín dụng lại không mấy khả quan.

Lệch pha tăng trưởng
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Return to top