ClockChủ Nhật, 08/07/2018 07:58

Châu Á tăng hạng trong danh sách các thành phố đắt đỏ nhất

TTH - Bài viết được đăng tải trên tạp chí Nikkei của Nhật Bản ngày 3/7 cho hay, các thành phố ở khu vực châu Á tăng thứ hạng trong danh sách những thành phố đắt đỏ nhất thế giới đối với người nước ngoài, khi có đến 4 thành phố của khu vực này nằm trong 5 thành phố đứng đầu danh sách.

Châu Á thống trị bảng xếp hạng các thành phố đắt đỏ nhất thế giớiSingapore xếp thứ 18 trong số các thành phố đắt đỏ nhất thế giới đối với người nước ngoài

Hồng Kông (Trung Quốc) dẫn đầu bảng xếp hạng không phải là điều bất ngờ. Ảnh: CNN

Tăng mạnh

Theo đó, kết quả cuộc khảo sát mới nhất về chi phí sinh hoạt do Công ty tư vấn nhân sự quốc tế Mercer thực hiện cho thấy, các thành phố của châu Á hiện là một trong những điểm đến đắt đỏ nhất đối với người nước ngoài.

Dẫn đầu bảng xếp hạng này là Hồng Kông (Trung Quốc), khi vượt qua thành phố đắt đỏ nhất thế giới đối với người nước ngoài hồi năm ngoái là thủ đô Luanda (Angola), thành phố đã tụt xuống vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng năm nay, bởi thị trường nhà ở của Luanda đang chứng kiến xu hướng giảm.

Trước đó vào năm 2016, Hồng Kông cũng đã giành vị trí đầu bảng xếp hạng, không có gì ngạc nhiên khi một thành phố, nơi mà ngay cả một chỗ đậu xe cũng có thể có mức giá lên đến 760.000 USD.

Những thành phố châu Á khác nằm trong số 5 thành phố đứng đầu bảng xếp hạng năm nay là Tokyo (Nhật Bản) ở vị trí thứ 2, Singapore (Singapore) xếp thứ 4 và Seoul (Hàn Quốc) dẫn thứ 5. Tất cả những thành phố này đều tăng một bậc so với năm ngoái.

Bà Yvonne Traber, chuyên gia của Mercer về các vấn đề quản lý phân công quốc tế nhận định, sự tăng hạng mạnh mẽ của khu vực châu Á phần nào là do hiệu quả kinh tế. Trong đó, các thành phố của Trung Quốc tăng bậc xếp hạng, bởi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và nỗ lực thúc đẩy đồng nhân dân tệ được sử dụng như một đồng tiền quốc tế.

Cụ thể, thành phố Thượng Hải xếp thứ 7 và thủ đô Bắc Kinh đứng ở vị trí thứ 9, cả 2 thành phố này đều tăng hạng so với năm ngoái. Trong khi đó, thành phố Quảng Châu tăng 3 bậc lên vị trí thứ 15, thành phố Nam Kinh tăng đến 7 bậc và giữ vị trí thứ 25.

Ngoài ra, thủ đô Bangkok của Thái Lan tăng 15 bậc lên vị trí thứ 52, thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia tăng 20 bậc lên đứng thứ 145.

Xu hướng ngược lại

Trong khi đó, hãng nghiên cứu Mercer cũng cho rằng, xếp hạng tổng thể của khu vực châu Á-Thái Bình Dương bị ảnh hưởng bởi những thay đổi ở các khu vực khác, chứ không phải do lạm phát đáng kể ở khu vực châu Á.

Các thành phố của Australia tụt hạng trong danh sách này, với thành phố Brisbane và thành phố Perth đều giảm lần lượt là 13 và 11 bậc, xuống vị trí thứ 84 và 61. Sydney, thành phố ở Australia được xếp hạng cao nhất cũng chỉ đứng thứ 29.

"Nhìn chung, các thành phố tụt xuống giữa bảng xếp hạng có nguy cơ lớn hơn sẽ bị thay đổi đáng kể về vị trí do sự chuyển động của các thành phố khác. Sự gia tăng đáng kể ở các địa điểm khác trên toàn thế giới cũng dẫn đến việc các thành phố Nhật Bản, gồm Osaka và Nagoya nói riêng, tụt hạng trong bảng xếp hạng năm nay”, bà Traber lưu ý.

Trong bảng xếp hạng các thành phố đắt đỏ nhất đối với người nước ngoài năm nay, Việt Nam có 2 thành phố là thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, ở vị trí thứ 124 là thành phố Hồ Chí Minh, giảm 27 bậc so với vị trí thứ 97 hồi năm ngoái. Thủ đô Hà Nội được xếp thứ 137, giảm 37 bậc so với bảng xếp hạng năm 2017.

Những khu vực khác

Mở rộng ra các khu vực khác, khi các chi phí sinh hoạt được so sánh trong bảng xếp hạng tính bằng đồng USD và bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái, sự phục hồi kinh tế ở khu vực châu Âu và đồng USD giảm so với các đồng tiền chính khác dẫn đến việc tăng bậc trong bảng xếp hạng của các thành phố châu Âu.

Đáng chú ý, các thành phố của Đức chứng kiến mức tăng mạnh nhất, với thành phố Frankfurt và thủ đô Berlin của quốc gia này tăng đến 49 bậc, lên nắm giữ lần lượt vị trí thứ 68 và 71.

Trong khi đó, thành phố New York của Mỹ giảm 4 bậc xuống vị trí thứ 13, 2 thành phố khác của quốc gia này là San Francisco và Los Angeles cũng giảm lần lượt 7 bậc và 12 bậc, xuống vị trí thứ 28 và 35.

Ở khu vực Trung Đông, sự sụt giảm của chi phí thuê nhà ở dẫn đến việc xếp hạng thấp hơn. Thành phố đắt đỏ nhất trong khu vực này là thành phố Tel Aviv của Israel, nắm giữ vị trí thứ 16.

Cuộc khảo sát thường niên do Công ty tư vấn nhân sự quốc tế Mercer biên soạn bao gồm hơn 209 điểm đến toàn cầu trên khắp 5 châu lục, đo lường chi phí so sánh của hơn 200 loại mặt hàng và dịch vụ, phản ánh chi phí sinh hoạt đối với người nước ngoài, từ giao thông, thực phẩm, nhà ở, quần áo, đến một tách cà phê hay thậm chí là vé xem phim.

LÊ THẢO

(Tổng hợp và lược dịch từ Nikkei, CNN & Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực

Vào mùa xuân hàng năm, hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) được tổ chức tại tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Năm nay, chủ đề của diễn đàn là “châu Á và thế giới: Những thách thức chung, trách nhiệm chung”. Các chuyên gia nhận định đây là một chủ đề rất phù hợp với thời cuộc.

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực
Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I/2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Dữ liệu cho thấy các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hỗ trợ bằng vốn cổ phần tư nhân (PE) ở châu Á dự kiến sẽ có giai đoạn đầu năm tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, do hoạt động giao dịch ở Trung Quốc tạm lắng và những bất ổn kinh tế, địa chính trị lan rộng hơn đã tác động đến tâm lý thị trường.

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I 2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015
2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt ở hầu hết các nền kinh tế, các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ những quyết định về lãi suất, và các thị trường kỳ vọng sẽ chứng kiến một loạt đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay.

2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất
Return to top