ClockThứ Tư, 25/04/2018 15:36

Châu Á – Thái Bình Dương sẽ mất hơn 160 tỷ USD mỗi năm do thiên tai

TTH.VN - Cơ quan phát triển Liệp Hiệp Quốc vừa cảnh báo, nhiều khả năng cho đến năm 2030, thiệt hại kinh tế do thiên tai gây nên ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ vượt quá 160 tỷ USD mỗi năm. Do đó, chính phủ các nước cần nhanh chóng đẩy mạnh đổi mới và tăng cường đầu tư về tài chính để đối phó và giải quyết vấn nạn này.

Singapore: Lũ quét do mưa lớn gây ngập lụt nhiều khu vựcBão tuyết kỷ lục, sân bay JFK ở Mỹ rơi vào tình trạng hỗn loạnNgập lụt nghiêm trọng ở ngoại ô thủ đô Hi LạpSiêu bão Nate gây ngập lụt các tuyến đường khi đổ bộ vào MỹBiến đổi khí hậu “làm thay đổi chu trình lũ lụt ở châu Âu”

Ngập lụt ở khu vực ngoại ô Bangkok, Thái Lan. Ảnh: UN News

Ngoài khoản thiệt hại khổng lồ, Ủy ban Kinh tế xã hội của Liên Hiệp Quốc phụ trách khu vực châu Á (ESCAP) cũng nhấn mạnh, ước tính chỉ có khoảng 8% các khu vực thiệt hại có thể nhận được bảo hiểm.

Do công tác bảo hiểm vẫn chưa được sử dụng hiệu quả nên khi thiên tai xảy ra, các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ luôn phải gánh chịu những tổn thất lớn và chi phí khắc phục cũng vô cùng tốn kém.

Nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng này, tại cuộc họp bàn về vấn đề tăng cường tài trợ để giảm thiểu rủi ro thiên tai ở châu Á – Thái Bình Dương diễn ra ở New York (Mỹ), Giám đốc điều hành ESCAP Shamshad Akhtar đã vạch ra các đường lối, kế hoạch hỗ trợ bao gồm: thúc đẩy xây dựng mô hình quản lý rủi ro thảm họa, đẩy mạnh chương trình tái bảo hiểm truyền thống, toàn cầu... Trong đó, việc xây dựng một nền tảng khu vực vững mạnh để đảm bảo năng lực tự chủ và củng cố niềm tin giữa các quốc gia là chìa khóa để giải quyết thành công vấn đề này.

Đồng ý với quan điểm của giám đốc Shamshad Akhtar, Người đứng đầu Văn phòng Liên Hiệp Quốc về giảm nhẹ rủi ro thiên tai (UNISDR) Mami Mizutori cũng khẳng định, việc tăng cường năng lực tài chính cho rủi ro thiên tai là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo phát đất nước triển bền vững trong tương lai.

Đan Lê (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Châu Á - Thái Bình Dương: Nhiều lợi ích từ đầu tư vào nền kinh tế chăm sóc

Nhân khẩu học khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang đặt gánh nặng ngày càng lớn lên những người chăm sóc, nhất là những người có trách nhiệm chăm sóc kép, theo một bài viết được đăng tải trên Tạp chí Nikkei Asia, của tác giả Deborah Foo, nhà quản lý các nền tảng giới tính tại AVPN, một mạng lưới đầu tư xã hội có trụ sở tại Singapore.

Châu Á - Thái Bình Dương Nhiều lợi ích từ đầu tư vào nền kinh tế chăm sóc
Châu Á - Thái Bình Dương: Cần tách rời tăng trưởng kinh tế khỏi phát thải carbon

Theo một phân tích của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các nước châu Á - Thái Bình Dương hiện phải đối mặt với một nhiệm vụ quan trọng là tách tăng trưởng kinh tế khỏi lượng khí thải carbon, trong bối cảnh tình trạng kinh tế của các nước rất khác nhau, từ các quốc gia có thu nhập cao đến các nền kinh tế mới nổi, khi mỗi quốc gia đều đang phải vật lộn với những thách thức riêng.

Châu Á - Thái Bình Dương Cần tách rời tăng trưởng kinh tế khỏi phát thải carbon
Return to top