ClockThứ Hai, 22/01/2018 21:16

Châu Á - Thái Bình Dương thúc đẩy thương mại sau khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP

TTH - Một năm sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tất cả các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang tích cực đánh giá lại sự tin cậy vào quyền lãnh đạo kinh tế của Mỹ cũng như tình hình phát triển của thị trường nước này. Đáng chú ý nhất là 11 quốc gia TPP còn lại đã chủ động tiến hành cam kết hoàn thiện thỏa thuận và ký kết vào đầu năm 2018, bất chấp sự vắng mặt của Hoa Kỳ.

Thủ tướng Singapore: TPP không có Mỹ sẽ trở thành một thỏa thuận mớiTương lai nào cho TPP?TPP 11 sẽ tiếp tục duy trì hiệp định thương mại không có Mỹ

Chính phủ các nước cần lên kế hoạch điều hướng cho sự phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Asia Society

Có thể nói việc Hoa Kỳ chấp nhận một chính sách thương mại hướng nội hơn, trong khi các quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang dần định hướng thúc đẩy hội nhập khu vực và tự do hoá thương mại là một trong những sự thay đổi lớn của thế giới.

Trong bối cảnh khu vực đang phát triển theo khuôn khổ tình hình kinh tế và địa chính trị mới, Viện Chính sách Xã hội châu Á (ASPI) đã thành lập diễn đàn thương mại do bà Wendy Cutler, Phó Chủ tịch ASPI chủ trì nhằm công bố bản báo cáo về đánh giá môi trường thương mại chuyển đổi của khu vực, cũng như đưa ra khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách để lên kế hoạch điều hướng cho sự phát triển của châu Á - Thái Bình Dương.

Theo bản báo cáo, có tất cả bốn khuyến nghị cần được các nhà hoạch định chính sách tập trung lưu ý để lập phương án thích hợp cho “cảnh quan thương mại châu Á – Thái Bình Dương”.

Về Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP), hay còn gọi là TPP-11, các quốc gia thành viên cần nhanh chóng hoàn thiện thỏa thuận và ký kết càng sớm càng tốt. Trong trường hợp cần thiết, tiến hành ký kết với các nước đã sẵn sàng. Bên cạnh đó, các nước CPTPP cũng được khuyến khích đàm phán gia nhập đối với những ứng cử viên mới như: Hàn Quốc, Philippines và Indonesia... Đặc biệt là Vương quốc Anh – nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới hiện đang bày tỏ sự quan tâm đến các thỏa thuận thương mại sau khi các cuộc đàm phán của Brexit hoàn tất. Do đó, đây cũng có thể là một ứng cử viên sáng giá, hứa hẹn sẽ thúc đẩy sự hợp tác của toàn bộ các quốc gia.

Ngoài ra, Chính phủ các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần theo dõi sát sao tình hình biến chuyển trong hoạt động của Hiệp định mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và tiến trình sửa đổi Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc - Hoa Kỳ (KORUS) trước khi quyết định có nên theo đuổi đàm phán song phương với Hoa Kỳ hay không.

Khi nhận thấy Hoa Kỳ không hào hứng với việc tham gia thỏa thuận hợp tác khu vực toàn diện, các quan chức thương mại cần nhanh chóng theo đuổi các đàm phán khu vực cụ thể hơn. Một sự lựa chọn hấp dẫn có thể là bộ quy tắc quản lý thương mại số - thỏa thuận có tiềm năng thành công nhất dựa trên bằng chứng về sự tăng trưởng bùng nổ ở khắp Châu Á.

Để đạt được mục tiêu phát triển, điều tối quan trọng là tái xem xét một số điều khoản thương mại lâu dài, cùng lúc tận dụng tốt cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước tiếp nhận đầu tư (ISDS). Các nhà hoạch định chính sách nên tìm kiếm nhiều phương án phù hợp để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài, nhất là khi động thái này có thể giúp ích cho công tác thúc đẩy tiềm năng của việc hỗ trợ đầu tư cho thương mại.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Asia Society)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TIN MỚI

Return to top