ClockThứ Tư, 17/02/2016 05:46

Châu Âu phóng vệ tinh theo dõi sự ấm lên toàn cầu

TTH.VN - Rạng sáng nay (17/2), Châu Âu phóng thành công một vệ tinh mới với chức năng dự đoán các hiện tượng thời tiết như El Nino và theo dõi diễn biến của sự ấm lên toàn cầu.

Vệ tinh Sentinel-3A được phóng lên vũ trụ rạng sáng 17/2. Ảnh: ESA

Đây là một phần trong chương trình quan sát Trái đất Copernicus trị giá nhiều tỷ euro của châu Âu.

Vệ tinh Sentinel-3A, một trong những vệ tinh có nhiệm vụ giám sát Trái đất đã được phóng lên vũ trụ vào lúc 0h57 sáng nay (theo giờ Việt Nam). Vụ phóng được thực hiện từ sân bay vũ trụ Plesetsk ở khu vực Arkhangelsk, phía tây bắc của Nga.

Sentinel-3A được hướng đến quỹ đạo 815 km (506 dặm) trên Trái đất, nơi mà vệ tinh này sẽ thu thập dữ liệu về nhiệt độ bề mặt và chiều cao mực nước biển để góp phần giúp việc dự báo thời tiết đạt kết quả chính xác hơn, cũng như giúp dự báo các tác động của nhiệt độ gia tăng.

“Khi nói về sự ấm lên toàn cầu, chúng tôi thường tập trung vào nhiệt độ không khí tăng cao, nhưng 90% năng lượng trên hành tinh của chúng ta lại nằm trong đại dương”, ông Volker Liebig, Giám đốc Chương trình Quan sát Trái đất tại Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) nói với Reuters trước vụ phóng vệ tinh.

Dữ liệu từ Sentinel-3A sẽ được thu thập song song với một vệ tinh khác dự kiến được phóng lên vũ trụ vào giữa năm 2017 và chúng cũng có thể được sử dụng để theo dõi cháy rừng và sự cố tràn dầu, cũng như dự báo mùa màng.

Chương trình Copernicus được Liên minh châu Âu (EU) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cam kết tài trợ hơn 8 tỷ euro (tương đương 9 tỷ USD) cho đến năm 2020 được ESA mô tả là chương trình quan sát Trái đất tham vọng nhất cho đến nay.

Sự ra đời của chương trình Copernicus trở nên đặc biệt khẩn cấp sau khi châu Âu mất liên lạc với vệ tinh quan sát Trái đất Envisat vào năm 2012 sau 10 năm phóng lên vũ trụ.

Hình ảnh được chụp bởi Sentinel-3A có độ phân giải thấp hơn so với hình ảnh từ 2 vệ tinh đầu tiên mà ESA gửi lên vũ trụ là Sentinel-1A và Sentinel-2A. Tuy nhiên, Sentinel-3A có khả năng bao phủ khu vực rộng lớn hơn của Trái Đất.

Vệ tinh này cũng có thể cung cấp hình ảnh của cả hành tinh trong vòng 2 ngày, thậm chí có khả năng rút ngắn xuống ít hơn 1 ngày khi vệ tinh Sentinel-3B được phóng vào năm tới. Trong khi đó, 2 vệ tinh Sentinel-1A và Sentinel-2A phải mất khoảng 6 ngày để hoàn thành nhiệm vụ nói trên, ông Volker Liebig cho biết thêm.

Thanh Ngân (lược dịch từ Reuters & DW)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nóng cuộc chiến săn nhân tài AI tại châu Âu

Làn sóng khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm nóng cuộc chiến giành nhân tài ở lĩnh vực kỹ thuật tại châu Âu, khiến các công ty như Google DeepMind đau đầu lựa chọn giữa việc trả nhiều tiền hơn hoặc đánh mất những "bộ não" giỏi nhất của mình.

Nóng cuộc chiến săn nhân tài AI tại châu Âu
Thông tin doanh nghiệp
Đầu tư định cư Châu Âu: Quyền lợi và các chương trình HOT hiện nay

Chương trình tư vấn Đầu tư định cư Châu Âu đang trở thành một trong những lựa chọn nhanh chóng để người nước ngoài có thể sở hữu đầy đủ quyền lợi như một công dân của nước định cư: tự do di chuyển trong 27 quốc gia thuộc Hiệp ước Schengen mà không cần đến visa, quyền lợi sống tại bất kỳ quốc gia thành viên EU nào.

Đầu tư định cư Châu Âu Quyền lợi và các chương trình HOT hiện nay
WHO: Số ca mắc bệnh sởi tăng vọt ở châu Âu

Số ca mắc bệnh sởi đã tăng vọt ở châu Âu trong năm 2023 lên 42.200 ca, cao hơn gần gấp 45 lần so với một năm trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết; đồng thời kêu gọi các nỗ lực tiêm chủng khẩn cấp để ngăn chặn sự lây lan.

WHO Số ca mắc bệnh sởi tăng vọt ở châu Âu
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
Số ca bệnh về đường hô hấp tăng mạnh ở châu Âu

Một quan chức hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa lên tiếng kêu gọi cảnh giác trước tình trạng gia tăng về các ca bệnh về đường hô hấp ở khu vực châu Âu.

Số ca bệnh về đường hô hấp tăng mạnh ở châu Âu
Return to top