Thế giới

Châu Âu thiếu chiến lược dài hạn xử lý cuộc khủng hoảng di cư

ClockThứ Ba, 17/05/2016 10:13
Châu Âu cần có những chiến lược mang tính cấu trúc, dài hạn, định hướng hơn cho vấn đề người di cư cho 10 hay 20 năm nữa.

Lãnh đạo Đức, Pháp: Khủng hoảng di cư cần giải pháp của EUEU, Balkan nhất trí phối hợp giải quyết khủng hoảng di cưEU có thể sụp đổ vì khủng hoảng di cư

Chuyên gia của Liên Hợp Quốc về quyền của người di cư ngày 16/5 bày tỏ lo ngại về tính hợp pháp và sự an toàn của thỏa thuận giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc khủng hoảng người di cư.

Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về quyền của người nhập cư, tị nạn Francois Crepeau. Ảnh AP

Phát biểu sau chuyến thăm 5 ngày tới Hy Lạp, gặp gỡ với nhiều quan chức chính phủ, tổ chức quốc tế và người di cư, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về quyền của người nhập cư, tị nạn Francois Crepeau cho rằng, EU đang thiếu chiến lược dài hạn để xử lý cuộc khủng hoảng di cư.

“Tôi nghĩ rằng, có sự hạn chế về tầm nhìn ở cấp độ EU. Liên minh châu Âu đang ở tình huống nơi có các giải pháp không mang tính dài hạn, dựa trên chính sách di trú, trong đó  bao gồm các khía cạnh của vấn đề di cư, sự biến động xã hội và bảo vệ người tị nạn.

Tôi nghĩ rằng, châu Âu cần có những chiến lược mang tính cấu trúc, dài hạn, định hướng hơn mà chúng tôi muốn thấy trong 10 hay 20 năm nữa”, ông Crepeau nhận định.

Nói về tính hiệu quả và an toàn của thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ, ông Crepeau cho rằng, những khó khăn mà Hy Lạp đang phải đối mặt hiện nay khi phải “lưu giữ” người di cư đó là việc thiếu thông tin về tình trạng người di cư, việc quản lý, trông nom trẻ em hay các gia đình có trẻ em tại các cơ sở tiếp nhận không phù hợp hay việc quá tải trong khâu tổ chức về pháp lý và hậu cần ở các trung tâm lưu giữ người tị nạn...

Theo ông Crepeau, việc thực hiện kế hoạch hồi hương người di cư từ Hy Lạp về Thổ Nhĩ Kỳ đang làm nảy sinh một bài toán nan giải với quá ít thời gian chuẩn bị. Rõ ràng, đây thực sự là một vấn đề quá sức với Hy Lạp trong bối cảnh nước này vẫn đang sa lầy trong cuộc khủng hoảng kinh tế.

Thêm vào đó, bằng việc trả lại hàng nghìn người di cư về Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà lãnh đạo EU hy vọng người di cư sẽ từ bỏ tuyến đường này để tham gia một hệ thống nhập cư chính thức song lại không tính đến những thách thức khác khi Thổ Nhĩ Kỳ chưa phải là một quốc gia an toàn đối với người di cư.

Tuần trước, Cơ quan bảo vệ biên giới EU( Frontex) thông báo, số lượng người di cư đến Hy Lạp đã giảm 90% trong tháng 4.

Theo thỏa thuận giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ, người nhập cư không đủ điều kiện xin tị nạn sẽ bị gửi trở lại từ  Hy Lạp. Đổi lại EU sẽ tiếp nhận trực tiếp hàng nghìn người Syria từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Đồng thời EU cung cấp cho Ankara hàng tỷ Euro cùng với một số ưu đãi khác như cho miễn thị thực vào châu Âu và đẩy nhanh tiến độ trong đàm phán để Thổ Nhĩ Kỳ được gia nhập Liên minh châu Âu./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Cần những giải pháp chiến lược, tạo niềm tin trong nhân dân

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, sáng 22/5, các đại biểu thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV Cần những giải pháp chiến lược, tạo niềm tin trong nhân dân
Return to top