ClockThứ Năm, 26/09/2019 06:30

Chỉ cần bệnh nhân tin là đủ

TTH - Khiêm tốn, giản dị là ghi nhận về bác sĩ Tôn Thất Độ, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu (HSCC), Bệnh viện (BV) Phú Vang. Gần 30 năm nay, nhiều đồng nghiệp gọi ông là “hiền nhân” mặc blouse trắng và bà con địa phương xem ông là ân nhân nơi vùng đất khó khăn này.

Ông Chính lo cho người nghèoThầy khuyết tật dạy trò khuyết tậtChị Mây làm kinh tếThầy Sáu làm khuyến học

Chăm sóc bằng sự nhiệt tâm đối người bệnh của bác sĩ Tôn Thất Độ

Làm việc bằng cái tâm, chữ tín

Nghe danh từ lâu và không ít lần ngỏ ý muốn chia sẻ đôi điều về ông trên báo chí nhưng bị từ chối. Gợi hỏi lãnh đạo đơn vị bác sĩ Độ đang công tác, cũng chỉ cười: "Ống nớ tính khí khác người, việc ông làm chỉ cần bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tin thôi". Mới đây, tôi có cơ hội trò chuyện với bác sĩ Độ. Vẫn dáng cao gầy, mái tóc muối tiêu bồng bềnh và chiếc caravat luôn trên cổ áo ngay khi hội họp hay ở buồng bệnh.

Vừa bước vào phòng, bác sĩ Độ nhẹ nhàng buông câu nói như tôi từng nghe: "Mình làm chỉ cần bệnh nhân tin là đủ thôi em ạ". Tôi hiểu câu nói này mang nhiều nghĩa, nhưng một tầng nghĩa thực của nó là cái tâm, cái tầm mà ông gây dựng bao năm qua vì mục đích hướng về người bệnh, làm cho người bệnh hạnh phúc mỗi khi vào viện.

Ông nói, công việc ở Khoa HSCC ở BV tuyến huyện nhưng hàng ngày cán bộ nhân viên tất bật lắm. Khoa nhỏ, biên chế chưa đủ 10 y, bác sĩ nhưng ở đây đón chẳng thiếu mặt bệnh nguy hiểm nào. Điều này cũng đồng nghĩa các y, bác sĩ ở đây luôn thay phiên túc trực, phục vụ... Từ lãnh đạo đến nhân viên đều làm việc theo lịch phân công 24/24h để chăm chút cho từng bệnh.

Tôi xin phép được thăm khoa nơi bác sĩ Độ đang điều trị các bệnh nhân nặng. Khoa này nằm ở khu nhà trung tâm, tầng 2, được cách ly bên ngoài với hệ thống hành lang có các dãy ghế chờ đã kín chỗ. Nhẹ nhàng qua từng giường bệnh, tôi cảm được trong mắt phần lớn các bệnh nhân và người thân ở đây xem bác sĩ Độ như là người đang hành đạo cứu bệnh, chứ không chỉ là một bác sĩ mẫn cán thường ngày.

Một người nhà của bệnh nhân HTT. (xã Vinh Hưng, Phú Lộc) đang điều trị ở khoa kể: "Bố lên hen, ngột thở... Ban đầu định đưa lên tuyến trên nhưng nghe tiếng bác sĩ Độ ở BV Phú Vang đã cứu nhiều người ở quê nên em đưa vào đây. Qua hai ngày nhờ bác sĩ Độ theo dõi can thiệp, bệnh ba em có dấu hiệu ổn định".

Không chỉ từ người nhà của bệnh nhân H. mà hàng chục, đến hàng trăm bệnh nhân ở vùng ven biển Phú Vang hay bên kia phá Cầu Hai ở Vinh Giang, Vinh Hải, Vinh Hiền.... thoát "cửa tử" do viêm cơ tim, nhiễm trùng máu, tai biến xuất huyết não... đều do bàn tay can thiệp của bác sĩ Độ trong thời gian gần đây.

Anh Mai Tư ở Phú Đa (Phú Vang) kể về trường hợp của mẹ ruột mình là bà Trần Thị Quyên bị tai biến xuất huyết bổ nhào tại một góc vườn cách đây 10 năm. Khi anh chuyển mẹ đến BV Phú Vang các chi đã bị liệt, miệng lệch nói không thành lời. Con cháu trong gia đình đã chuẩn bị lo hậu sự nhưng may mắn lúc ấy bác sĩ Độ biết bệnh đang trong "thời gian vàng" đã kích hoạt "chọc huyết khối" lấy máu đông và tăng kháng sinh liều mạnh hồi sức tích cực... Từ ngày đầu đến ngày thứ hai và tiếp tục can thiệp các phác đồ thích hợp chỉ sau 30 ngày, sức khỏe bà Quyên ổn định dần rồi xuất viện. Anh Mai Tư nói: "Nếu không có bác sĩ Độ hôm ấy, thì hôm nay đã đúng dịp giỗ lần thứ 10 của mẹ tôi rồi".

Trước khi trở lại BV Phú Vang, nhiều câu chuyện tôi nghe về bác sĩ Độ mà mừng. Mừng cho BV Phú Vang đã được nhiều người bệnh tin cậy. Nhiều gia đình mỗi khi có người thân ốm đau trước đây họ đều vượt lên tuyến trên điều trị nhưng bây giờ đã yên tâm ở lại BV Phú Vang.

Mới đây, anh bạn tôi ở Thủy Châu, Hương Thủy vừa đưa người mẹ về cấp cứu tại BV Phú Vang vì hở van tim 10 năm nay. Khi về thăm, tôi hỏi sao không chuyển bà lên tuyến trên để điều trị, chăm sóc tốt hơn. Bạn tôi trả lời chân thành, trước đây mỗi lần mẹ ốm anh đưa lên BV tuyến trên để chữa trị nhưng bây giờ thì tin tưởng bác sĩ Độ nên điều trị ở đây.

Anh "cả" về chuyên môn & đạo đức nghề nghiệp

"Cốt lõi vấn đề là người thầy thuốc ấy dù ở đâu, vị trí nào điều cần có là cái tâm, cái tầm, biết yêu thương bệnh nhân. Nếu có được điều ấy thì gặp bệnh hiền hay dữ khi đã "theo", đã "nhận" thì không để bệnh nhân thất vọng, phải chân thành với bệnh nhân, tạo lòng tin cho người bệnh". Bác sĩ Độ trải lòng.

Khi câu chuyện trao đổi trở nên thân mật, bác sĩ Độ kể, năm ngoái chính ông cũng không tin là bản thân và các cộng sự có cơ hội kéo dài sự sống hơn 2 năm cho bà cụ, mẹ của một lãnh đạo huyện Phú Vang bị xơ gan. Đó là trọng trách nặng nề khi vị lãnh đạo Phú Vang tin tưởng gửi gắm mà trong một cuộc họp với lãnh đạo Bệnh viện Phú Vang mà họ không dám nhận vì khi xem bệnh án, các chi đã phù nề, tế bào gan đã hoại tử hơn 50%, sự sống như đèn treo trước gió. “Tôi đã cân não, còn nước còn tát vì lãnh đạo quá tin tưởng mình". Bác sĩ Độ chia sẻ.

Với sự nhiệt tình và tâm huyết đó, bác sĩ Độ là một trong những người góp phần "kéo" bệnh nhân ngày càng tin tưởng BV Phú Vang. Mấy năm nay dù chỉ  giữ chức Trưởng khoa HSCC nhưng bác sĩ Độ chưa bao giờ vắng mặt những cuộc hội chẩn liên khoa, liên tuyến trước các ca bệnh trong tình trạng "thập tử nhất sinh" ở BV Phú Vang.

Bác sĩ Độ cũng là người tiên phong đề xuất lãnh đạo thực hiện quy trình báo động đỏ liên khoa trong viện khá hiệu quả trong thời gian qua. Từ đó các ca bệnh nguy hiểm có yếu tố nguy cơ cao dù không nằm trong giới khung hạn kỹ thuật nhưng khoa HSCC vẫn đăng ký tiến hành can thiệp thường quy, kịp thời. Hiện, bình quân mỗi năm, khoa HSCC, BV Phú Vang đón nhận 500 - 600 lượt bệnh thể nặng cấp cứu hồi sức; trong 6 tháng đầu năm 2019, đón hơn 230 lượt bệnh, trong đó chủ động cứu sống 12 bệnh bị tai biến, nhiễm trùng máu, phổi tắc nghẽn mạn tính... đã thoát "cửa tử" từ tay của bác sĩ Độ.

Bác sĩ Trương Như Sơn, Giám đốc BV Phú Vang cho biết, bác sĩ Độ là người có tâm, có tầm. Gần 30 năm trong nghề, ông luôn hết mình với người bệnh, không suy tính phân biệt sang hèn. Chính những tố chất ấy, bác sĩ Độ không chỉ được dân tin, dân mến mà các thế hệ y bác sĩ trên địa bàn kính nể xem là người “anh cả” trong hoạt động chuyên môn, lẫn trong tác phong sinh hoạt đời thường để noi gương học tập...

Bài, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều dưỡng chăm sóc người bệnh thời công nghệ 4.0

Trong 2 ngày 23 và 24/6, Bệnh viện Trung Ương Huế tổ chức Hội thảo khoa học Điều dưỡng khu vực miền Trung mở rộng lần thứ VIII năm 2022, với chủ đề: “Quản lý, đào tạo, thực hành điều dưỡng, ứng dụng công nghệ 4.0 trong hoạt động chăm sóc người bệnh”. Đây là một hoạt động của Festival khoa học chào mừng Fesstival Huế 2022.

Điều dưỡng chăm sóc người bệnh thời công nghệ 4 0
“Hoa đời thường” vẫn lặng lẽ tỏa hương

Đã có những khoảng lặng rất lâu sau khi tôi đọc các bài báo viết về những bông hoa đời thường đăng trên Báo Thừa Thiên Huế. Dòng chảy cuộc sống với bao bộn bề lo toan, nhưng có những con người vẫn như con ong lặng lẽ hút mật dâng cho đời. Với họ, sống là để cho đi…

“Hoa đời thường” vẫn lặng lẽ tỏa hương
Bí thư chi bộ đảng xuất sắc

Bí thư Chi bộ 9 thuộc Đảng bộ phường An Hòa (TP. Huế) Hà Văn Báu là 1 trong 20 đảng viên đến từ các chi, đảng bộ trực thuộc Thành ủy Huế vinh dự được Ban Thường vụ Tỉnh ủy tặng Bằng khen vì đạt thành tích xuất sắc 5 năm liền, giai đoạn 2015 – 2020.

Bí thư chi bộ đảng xuất sắc
“Kiện tướng nông dân” trên xã biên giới

Trong con mắt đồng nghiệp, bạn bè và người dân trên địa bàn, chị Phan Thị Hương (tổ 2, tổ dân phố 1, thị trấn A Lưới) là “kiện tướng nông dân” nơi xã biên giới còn nhiều khó khăn.

“Kiện tướng nông dân” trên xã biên giới
Cô trưởng thôn được dân bản tin, quý

30 năm tuổi đời, người phụ nữ dân tộc Tà Ôi Hồ Thị Tường có 8 năm tuổi Đảng và 7 năm giữ vai trò trưởng thôn Diên Mai, xã A Ngo (A Lưới). Tháng 2/2020, Tường là một trong số đảng viên trẻ tuổi nhất được Tỉnh ủy tặng Bằng khen đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm liền.

Cô trưởng thôn được dân bản tin, quý

TIN MỚI

Return to top