Y tế - Sức khỏe Y tế - Sức khỏe
Chi phí chữa bệnh tim ở Mỹ tăng gấp ba vào 2030
TTH - Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) ngày 24/1 nói rằng tổng chi phí dành cho việc chẩn đoán và chữa trị bệnh tim ở Mỹ sẽ tăng gấp ba vào năm 2030 và mỗi năm sẽ ngốn hơn 800 tỷ USD.
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo AHA, vào năm 2030 tổng chi phí điều trị bệnh tim mạch sẽ tăng khoảng 10% và riêng việc điều trị huyết áp cao sẽ là chi phí tăng cao nhất, lên tới 389 tỷ USD.
Đây thật sự là một "tin xấu" đối với nước Mỹ, hiện vẫn là quốc gia có chi phí y tế tính theo đầu người cao nhất trên thế giới trong số những nước phát triển.
Tuần trước, Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa đối lập kiểm soát đã thông qua một dự luật mà có thể bãi bỏ luật cải cách y tế của Tổng thống Barack Obama. Tuy nhiên, dự luật này có nhiều khả năng không được Thượng viện thông qua.
AHA cũng dự báo rằng số lượng các trường hợp bị mắc bệnh tim cũng sẽ tăng 10% trong vòng 20 năm tới nếu như không có gì thay đổi, bao gồm tỷ lệ hút thuốc lá và bệnh béo phì.
"Vào năm 2030, chúng tôi ước tính rằng 40% người trưởng thành ở Mỹ, khoảng 116 triệu người, sẽ bị mắc một hay nhiều triệu chứng của bệnh tim mạch," AHA cho biết.
Bệnh tim mạch hiện là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ và hầu hết các quốc gia phát triển khác, chiếm tới 17% tổng chi phí dành cho y tế ở Mỹ.
Trong tháng này, chính quyền Mỹ đã thông báo các dữ liệu cho thấy chi tiêu đối với các dịch vụ bệnh viện, thăm khám của bác sỹ, thuốc men và các nhu cầu y tế khác tăng 4% lên tới 2.500 tỷ USD trong năm 2009.
Theo Vietnam+
- Không để vì chống dịch mà ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh (03/03)
- Sáng 3/3, Việt Nam thêm 3 ca mắc mới COVID-19, đều là ca nhập cảnh (03/03)
- Dán 100 tờ thông báo tuyên truyền về phòng, chống dịch COVID-19 (02/03)
- Thủ tướng: Tổ chức tiêm vắcxin ngừa COVID-19 kịp thời hơn nữa (02/03)
- Sáng 2/3, Hải Dương thêm 11 ca mắc mới COVID-19 (02/03)
- Sẵn sàng các kịch bản cho giai đoạn tiếp theo (01/03)
- Hải Dương giải thể Bệnh viện dã chiến số 1 (28/02)
- Sáng 28/2 không có ca mắc mới COVID-19, 182 bệnh nhân âm tính với SARS-CoV-2 (28/02)
-
Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập
- Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19
- Nỗ lực khống chế, không để dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên
- Sáng nay 26/2, Việt Nam thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVID-19 giai đoạn 2
- Sáng 21/2, không ca mắc COVID-19, gần 83% bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng
- Lấy mẫu xét nghiệm PCR COVID-19 cho gần 200 học viên bác sĩ nội trú
- Phòng chống đại dịch COVID-19: Liên tiếp những tin vui
- Việt Nam sẽ có 60 triệu liều vaccine phòng COVID-19 năm 2021
- Đề xuất ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 đợt 1 cho nhân viên hàng không
-
Góp sức để xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước
- Những bóng hồng “lì đòn”
- Trên tuyến đầu chống dịch
- Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập
- Xét nghiệm COVID-19 cho hơn 350 thanh niên chuẩn bị nhập ngũ
- Hải Dương giải thể Bệnh viện dã chiến số 1
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên
- Nỗ lực khống chế, không để dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn
- Sáng 28/2 không có ca mắc mới COVID-19, 182 bệnh nhân âm tính với SARS-CoV-2
- Sẵn sàng các kịch bản cho giai đoạn tiếp theo
-
Hải Dương giải thể Bệnh viện dã chiến số 1
- Sáng 28/2 không có ca mắc mới COVID-19, 182 bệnh nhân âm tính với SARS-CoV-2
- Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên Đại học Huế trở lại học tập
- Nghị quyết của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19
- Đại học Huế sẵn sàng công tác xét nghiệm sàng lọc COVID-19 cho sinh viên