ClockThứ Tư, 19/07/2017 05:41

Chỉ số sản xuất công nghiệp: Vượt rào tăng tốc

TTH - Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn 6 tháng đầu năm có nhiều chuyển biến tích cực, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây và tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2016. Bước đột phá này chủ yếu nhờ năng lực tăng thêm của các sản phẩm công nghiệp mới và mức tăng cao của ngành sản xuất điện, xi măng, dệt may…

Vận chuyển men frít tại KCN Phong Điền

Đột phá từ các sản phẩm mới

Nhà máy sản xuất lon nhôm hai mảnh và nắp lon của Công ty TNHH Baosteel Can Making (Việt Nam) tại Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài 6 tháng đầu năm sản xuất 280 triệu sản phẩm, doanh thu đạt 424 tỷ đồng, tăng 30% so với 6 tháng cuối năm 2016. Sau 1 năm đi vào hoạt động với dây chuyền sản xuất lon nhôm hai mảnh và nắp lon có tổng mức đầu tư 75 triệu USD, hiện doanh nghiệp (DN) đã có thị trường ổn định với 15 khách hàng lớn, như tập đoàn Carlsberg, Pessi…, giải quyết việc làm cho 120 lao động.

Phó Giám đốc nhà máy, ông Guo Zhi Qiao thông tin: “Thuận lợi lớn nhất của nhà máy là trên 70% sản phẩm sau khi sản xuất cung ứng cho Tập đoàn Carlsberg tại Việt Nam và xuất khẩu sang thị trường các nước, trong đó có Nhà máy bia Phú Bài nằm bên cạnh công ty nên rất thuận lợi trong việc vận chuyển và giao dịch. Ngoài ra, chúng tôi đã ký hợp đồng lâu dài với các hãng bia, nước giải khát trong và ngoài nước nên quy mô sản xuất ngày càng mở rộng”. Ông Guo Zhi Qiao cho biết thêm, hiện DN đang có kế hoạch đầu tư mở rộng nhà máy nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp sản phẩm cho các tập đoàn lớn.

Là DN sản xuất men frít mới nhất có mặt trên địa bàn khi vừa đầu tư 100 tỷ đồng xây dựng dây chuyển sản xuất men fít theo tiêu chuẩn Châu Âu và đưa vào hoạt động cuối năm 2016, Công ty CP Frít Phú Xuân đang “ăn nên làm ra” khi sản phẩm sản xuất không đủ để cung ứng ra thị trường.

Giám đốc công ty, ông Lê Văn Thông nhấn mạnh: “Với công suất 22 ngàn tấn/năm, từ đầu năm đến nay DN cung ứng ra thị trường trên 10 ngàn tấn sản phẩm, dự kiến từ nay đến cuối năm đạt trên 15 ngàn tấn và tiếp tục đầu tư 25 tỷ đồng nâng công suất nhà máy lên 33 ngàn tấn/năm vào đầu năm 2018”.

Một trong những thuận lợi để chỉ số IIP tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm là năng lực tăng thêm của các dự án vừa đưa vào hoạt động, như nhà máy sản xuất viên nén năng lượng của Công ty CP Viên nén năng lượng Thừa Thiên Huế tại cụm công nghiệp Thủy Phương với công suất 25.000 tấn sản phẩm/năm; nhà máy sản xuất dược phẩm của Công ty TNHH Sinh dược phẩm Hera tại KCN Tứ Hạ công suất 100 triệu sản phẩm/năm; nhà máy may 3 của Công ty Scavi Huế tại KCN Phong Điền...

Nhà máy sản xuất lon nhôm hai mảnh và nắp lon của Công ty TNHH Baosteel Can Making tại KCN Phú Bài đi vào hoạt động góp phần nâng chỉ số IIP tăng cao

Duy trì tốc độ tăng trưởng

Cùng với năng lực tăng thêm của các sản phẩm công nghiệp mới, ngành sản xuất và phân phối điện, nước đá tăng 91,8% so với cùng kỳ năm 2016 góp phần nâng giá trị IIP tăng cao.

Theo Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, từ đầu năm đến nay, sản lượng điện thương phẩm toàn tỉnh là 723,497 kWh, đạt 465% so với kế hoạch năm và tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2016. Kết quả này một phần nhờ các đơn vị điện lực trong tỉnh tích cực sửa chữa thường xuyên lưới điện, khắc phục nguy cơ gây sự cố sau kiểm tra và thí nghiệm định kỳ, từng bước củng cố chất lượng, đảm bảo vận hành lưới điện an toàn, liên tục.

Ông Hà Thanh Long, Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế thông tin: “Từ đầu năm đến nay, đơn vị đã hoàn thành thi công 102 hạng mục sửa chữa thường xuyên với tổng mức đầu tư trên 2 tỷ đồng, đồng thời triển khai sửa chữa lớn 28 công trình lưới điện và các công trình phục vụ sản xuất với tổng vốn gần 27 tỷ đồng. Để đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định và duy trì tốc độ tăng trưởng, công ty đang đẩy nhanh tiến độ các công trình sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên và tập trung cho tiểu dự án giảm cường độ phát thải trong cung cấp năng lượng điện”.

Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Thanh khẳng định: “Để duy trì tốc độ tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm 2017, Sở sẽ phối hợp với các ban ngành tập trung hỗ trợ DN phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong đó duy trì tốc độ tăng trưởng cao của ngành công nghiệp, ổn định sản xuất các sản phẩm chủ lực như bia, xi măng, dệt may... Hỗ trợ các DN nghiên cứu đẩy mạnh hoạt động cải tiến công nghệ, tăng cường quản lý, nghiên cứu sử dụng nguyên liệu, máy móc thiết bị đã sản xuất được trong nước để giảm chi phí, hạ giá thành và tăng hiệu quả đầu tư”.

Năm 2017, phấn đấu chỉ số IIP tăng 10% so với năm 2016, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp đạt 28.200 tỷ đồng; sản lượng điện sản xuất 1.166 triệu kWh, sản lượng điện thương phẩm 1.678 triệu kWh tăng 10,4% so với năm 2016 và tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,98%.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Quy trình sản xuất thang máng cáp giá rẻ tại Nhà Máy P69

Nhà Máy Cơ Khí P69 là đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực cung cấp và sản xuất thang máng cáp tại Việt Nam. Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành nghề, công ty luôn đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng với giá thành phù hợp.

Quy trình sản xuất thang máng cáp giá rẻ tại Nhà Máy P69
Thu hút đầu tư xanh

Hiện nay, Thừa Thiên Huế luôn đưa ra tiêu chí lựa chọn những dự án (DA) công nghệ cao, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường trong thu hút đầu tư. Mục tiêu là để đón được những DA đầu tư xanh vào các lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ, logistics, xử lý rác thải…

Thu hút đầu tư xanh

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top