ClockThứ Bảy, 08/12/2018 18:00

Chiếm 13% giá trị sản xuất công nghiệp, chỉ đóng góp 2,2% GRDP

TTH - Ngành dệt may của Thừa Thiên Huế tăng trưởng với tốc độ khá lớn trong thời gian vừa qua. Từ một tỉnh chỉ có một số cơ sở dệt may rất ít trong hơn 10 năm trước thì nay, Thừa Thiên Huế đã hình thành một “trung tâm dệt may” với hơn 50 nhà máy. Chỉ tính riêng trong năm 2018 đã có 5 nhà máy mới quy mô khá lớn đi vào hoạt động.

Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 28.200 tỷ đồngDư địa phát triển nông nghiệp còn rộngGRDP ngành nông - lâm - ngư tăng gần 2,75%Dệt may, da giày tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Ngành dệt may của Thừa Thiên Huế tăng trưởng với tốc độ khá lớn trong thời gian vừa qua. Từ một tỉnh chỉ có một số cơ sở dệt may rất ít trong hơn 10 năm trước thì nay, Thừa Thiên Huế đã hình thành một “trung tâm dệt may” với hơn 50 nhà máy. Chỉ tính riêng trong năm 2018 đã có 5 nhà máy mới quy mô khá lớn đi vào hoạt động.

Ngành dệt may đã có ba đóng góp nổi trội vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế, đó là: Làm tăng đáng kể giá trị sản xuất công nghiệp; thúc đẩy tăng trưởng mạnh kim ngạch xuất khẩu; và tạo ra hàng chục ngàn công ăn việc làm.

Chúng ta thử xem xét một số yếu tố nêu trên như thế nào?

Theo số liệu thống kê, đến năm 2018, quy mô của nền kinh tế Thừa Thiên Huế ước đạt 32.417 tỷ. Trong đó, lĩnh vực dịch vụ chiếm 50,4%, công nghiệp chiếm 31,66%. Tính chung trong 3 năm từ 2016 -2018, trong 3 lĩnh vực phát triển là dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp thì lĩnh vực công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất, đến 10,85% năm. Lĩnh vực dệt may là một nhân tố mới góp phần đáng kể thúc đẩy tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp. Tính con số tuyệt đối, ngành công nghiệp tạo ra giá trị khoảng gần 10.300 tỷ đồng thì riêng dệt may chiếm tới 13%. Một con số phải nói là hết sức đáng kể. Về yếu tố thúc đẩy tăng kim ngành xuất nhập khẩu thì rõ ràng dệt may đã góp phần rất lớn. Về cơ bản, ngành dệt may của Thừa Thiên Huế đang làm là gia công, bởi vậy cần một lượng kim ngạch nhập khẩu lớn các nguyên phụ liệu, điều này đã đẩy tăng kim ngạch nhập khẩu đầu vào. Ở chiều ngược lại, sau khi gia công hoàn chỉnh sản xuất, nó lại đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu tính chung trong 3 năm từ 2016 -2018 trung bình đạt hơn 816 triệu USD thì ngành dệt may đã chiếm khoảng 74%.

Và cuối cùng là ngành dệt may đã tạo ra công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động với mức thu nhập từ 5 -7 triệu đồng/tháng. Đối với mục tiêu giải quyết công ăn việc làm cho người dân, ngoài thu nhập, nó còn tác động tích cực đến mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra an sinh xã hội tốt hơn, đặc biệt là ở vùng nông thôn.

Bên cạnh những mặt tích cực như vừa nêu, ngành dệt may mà chúng ta theo đuổi cũng có những hạn chế trong trung và dài hạn. Điều dễ nhận thấy nhất là, sản phẩm dệt may chủ yếu là gia công và sơ chế nên giá trị gia tăng tạo ra rất thấp. Như trên đã nêu, mức độ tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp là cao nhất, đến gần 11% năm, tính bình quân trong 3 năm từ 2016 -2018. Trong tăng trưởng về công nghiệp thì dệt may đóng góp nhiều nhất. Tính về tỷ trọng chiếm đến 13% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh nhưng chỉ đóng góp được 2,2% GRDP của tỉnh. Một con số phải nói là quá nhỏ nhoi. Có vẻ như các nhà đầu tư vào lĩnh vực này không tính đến phát triển dài hạn để nâng cao giá trị gia tăng mà chỉ nhìn trong phát triển ngắn hạn - đó là tận dụng những yếu tố thuận lợi về tiếp cận đất đai và một lực lượng lao động nhân công giá rẻ!? Vì vậy, nâng cao giá trị gia tăng của ngành dệt may là vấn đề cần hết sức quan tâm. Trong dài hạn, nhiều nhà kinh tế cũng cảnh báo ngành dệt may có thể gặp phải những xáo trộn khi lợi thế nhân công giá rẻ không còn và việc tự động hóa trong nhiều khâu của quy trình sản xuất.

Làm thế nào để tạo ra giá trị cao hơn của ngành dệt may vẫn là vấn đề khó. Chưa thấy có một giải pháp nào hữu hiệu được đặt ra cho vấn đề này!

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp dệt may, da giày lo ngại vì giá đô la tăng cao

Căng thẳng Biển Đỏ chưa hạ nhiệt, những ngày qua, tỷ giá giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) tại các ngân hàng liên tục tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu lo ngại; trong đó, các doanh nghiệp dệt may, da giày cũng không ngoại lệ.

Doanh nghiệp dệt may, da giày lo ngại vì giá đô la tăng cao
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh
Vì người lao động

Là doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may xuất khẩu, nhiều năm qua Công ty CP Dệt may Huế luôn thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT)... Đơn vị được nhận danh hiệu “DN vì người lao động” trong nhiều năm liền.

Vì người lao động

TIN MỚI

Return to top