ClockThứ Ba, 09/02/2016 10:17

Chính quyền Syria ngày càng tin tưởng hợp tác với Nga

Ngoại trưởng Syria Walid Muallem vừa tuyên bố rằng, qua thực tế hợp tác chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS và các nhóm phiến quân khác, Damascus ngày càng tin tưởng vào lập trường của Moscow.

Nga tăng cường dội bom hỗ trợ quân đội Syria chiếm kho đạn của ISTổng thống Putin xác nhận Nga hỗ trợ quân đội Syria

Trong một cuộc họp báo ở Damascus ngày 7-2, ông Walid Muallem - Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Hồi giáo Syria tuyên bố, sự hiệp lực và giúp đỡ của Nga trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố ở Syria đã tạo cơ sở tin cậy vào lập trường và sự hợp tác hữu nghị với Moscow.

"Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã cho người ta hiểu rõ rằng không thể nói đến chuyện ngừng bắn khi chưa kiểm soát được tình hình biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan" - ông Walid Muallem nhấn mạnh rằng, đó là lập trường kiên định và nhất quán của Nga, vì Syria.

Ngày 3-2, ông Lavrov đã nêu điều kiện để lực lượng quân sự Nga sẽ kết thúc chiến dịch tại Syria, đó là tiêu diệt sạch các tổ chức khủng bố như Nhà nước Hồi giáo IS, chi nhánh al-Qaeda ở Syria là “Mặt trận al-Nusra” (Dzhebhat en Nusra, hay còn gọi là al-Nusra Front) và các nhóm phiến quân khác.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga cũng thẳng thắn cho biết rằng, hiện Moscow chưa thấy có bất kỳ lý do gì để kết thúc chiến dịch quân sự tại Syria. Lực lượng Hàng không - Vũ trụ Nga (VKS) sẽ tiếp tục chiến dịch không kích để hỗ trợ quân đội Syria và sẽ ngừng khi nào đạt được kết quả của mình.

Syria nhiều lần khẳng định sự tin tưởng vào nước Nga và Tổng thống Putin. Ảnh: Russia-insider

Đây không phải là lần đầu Syria bày tỏ sự tin tưởng tuyệt đối vào sự hỗ trợ về cả chính trị, kinh tế và quân sự của Nga. Và cũng đã không ít lần Ngoại trưởng Syria Walid al-Moallem tuyên bố là nước này tin tưởng tuyệt đối vào những hành động của ban lãnh đạo Nga.

Ông Walid al-Moallem cho biết, hầu như không ai nhận thấy được kết quả của những cuộc không kích của máy bay Mỹ vào vị trí của các tay súng khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS, còn Nga thì ngược lại, họ đã làm được rất nhiều chỉ sau vài tháng không kích.

Chính quyền Damascus nhấn mạnh tính chất chính nghĩa của Moscow, chỉ tiến hành hoạt động quân sự khi nhận được yêu cầu trợ giúp của Tổng thống Assad, phối hợp hoạt động với Damascus, luôn hành động trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền của Syria.

Syria coi Liên bang Nga là bạn bè và đồng minh chiến lược, luôn trung thực trong công việc. Damascus không bao giờ quan tâm đến chiến dịch thông tin mà phương Tây triển khai chống lại quan hệ ngày càng khăng khít giữa Damascus và Moscow trong lĩnh vực an ninh.

Người dân Syria trưng hình ảnh Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Syria Assad. Ảnh: Internet

Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Syria cũng nhận định rằng, hiện Hoa Kỳ và liên minh của họ đã hiểu thông điệp của Nga và cũng muốn phối hợp hành động và hợp tác với Mowcow. Đây là bước đi quan trọng và xứng đáng, có được là nhờ “những người bạn Nga”.

Cuộc nội chiến tại Syria bùng phát từ tháng 3-2011, giữa lực lượng trung thành với chính quyền Alawite (một nhánh của dòng Shia) của Tổng thống Bashar al-Assad với các nhóm đối lập có vũ trang, được phương Tây và các quốc gia Hồi giáo dòng Sunni hậu thuẫn, khiến hơn 220.000 người thiệt mạng và hàng triệu người phải chạy nạn.

Nhưng hậu quả kinh khủng hơn là sự can thiệp của phương Tây đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự bành trướng kinh hoàng của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo, giúp IS lớn mạnh không ngừng và đánh chiếm được những vùng đất rộng lớn, nhiều dầu mỏ ở cả Syria và Iraq.

Nhận được lời để nghị trợ giúp của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, Tổng thống Nga Putin đã quyết định triển khai chiến dịch quân sự ở Syria từ ngày 30-9-2015, nhằm hỗ trợ quân đội nước này chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS và các nhóm phiến quân khác.

Theo Nguyễn Ngọc/An ninh thủ đô

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu

Sự sụp đổ của hành lang xuất khẩu Biển Đen - nơi đã tạo điều kiện cho hơn 32 triệu tấn ngũ cốc của Ukraine được xuất khẩu trong năm qua, có nguy cơ gây căng thẳng thị trường trong trung hạn, đẩy giá lương thực lên cao đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới và đẩy hàng triệu người vào cảnh đói kém.

Sự sụp đổ của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen gây mối đe dọa lớn toàn cầu
Nỗ lực “cứu” Thoả thuận Ngũ cốc Biển Đen vẫn sẽ tiếp tục

Một quan chức của Liên Hiệp quốc đầu tuần này cho biết, các nỗ lực sẽ tiếp tục được thực hiện trong những ngày tới để gia hạn thoả thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen an toàn, một hiệp ước mà Nga cho biết nước này có thể rút khỏi vào ngày 18/5 do tồn tại những trở ngại đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga.

Nỗ lực “cứu” Thoả thuận Ngũ cốc Biển Đen vẫn sẽ tiếp tục
Return to top