ClockThứ Tư, 05/10/2016 13:54

Chính thức phát hiện giác quan thứ 6 của con người

Giác quan thứ 6 bí ẩn, vượt ngoài tầm hiểu biết của con người mới đây đã được các nhà nghiên cứu phát hiện.

chinh thuc phat hien giac quan thu 6 cua con nguoi hinh anh 1

Ảnh minh họa.

Theo Daily Star, các nhà khoa học đã giải mã giác quan thứ 6 bên cạnh khả năng cảm nhận hương vị, mùi vị, cảm giác, nghe và nhìn của con người.

Trong quá khứ, giác quan thứ 6 thường được liên hệ với nhận thức về linh hồn và hồn ma, phổ biến nhất trong bộ phim cùng tên của ngôi sao Bruce Willis. Trong bộ phim, một đứa trẻ bị ám ảnh bởi sự ghé thăm của linh hồn trong bóng tối nhờ vào giác quan thứ 6.

Nhưng phát hiện mới nhất của các nhà nghiên cứu ở Mỹ hé lộ giác quan thứ 6 của con người không có liên quan đến việc nhìn thấy người chết.

Các nhà khoa học Mỹ phát hiện loại “gene trực giác”, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của cơ thể, giúp não bộ hiểu được vị trí của cơ thể ở trong không gian. Giác quan thứ 6 này còn được gọi là sự nhận cảm (Proprioception).

Phát hiện mới này dựa trên nghiên cứu từ hai bệnh nhân mắc bệnh rối loạn di truyền hiếm gặp. Họ không thể đi lại nếu như bị bịt mắt. Hai bệnh nhân cũng không thể biết được vị trí của tay và chân trong khi các nhà nghiên cứu từ từ di chuyển chúng. Trong khi đó, đa số mọi người có thể nhận biết được một cách bình thường.

chinh thuc phat hien giac quan thu 6 cua con nguoi hinh anh 2

Khoa học đã có lời giải cho giác quan thứ 6 của con người.

Quá trình nghiên cứu đã xác định loại gene đột biến là Piezo2. Loại gene này xác nhận sự tồn tại của giác quan thứ 6.

Nhà thần kinh học, Tiến sĩ Carsten Bonnemann đến từ Viện Y tế quốc gia ở Maryland (Mỹ) cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của Piezo2 và tầm quan trọng của gene này trong cuộc sống hàng ngày”.

“Hiểu rõ vai trò của loại gene đối với cảm nhận có thể cung cấp manh mối để chữa trị các rối loạn về thần kinh”. Nghiên cứu được đăng tải đầu tiên trên tạp chí Y khoa New England.

Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Alexander Chesler nói: “Kết quả nghiên cứu cho thấy gene Piezo2 trên một số bệnh nhân có thể không hoạt động, dẫn đến tế bào thần kinh của họ không thể cảm nhận được chuyển động của các chi hay sự tiếp xúc”. Nói cách khác, những người này bị “mù tiếp xúc”.

Tuần trước, các nhà khoa học đã tiết lộ công nghệ mới, giúp em bé đầu tiên tiên trên thế giới chào đời nhờ kỹ thuật sinh sản “3 người”.

Theo Danviet

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh nghiên cứu khoa học

Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh với nhiều đề tài có tính ứng dụng cao đã góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học.

Học sinh nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Return to top