ClockThứ Ba, 13/01/2015 05:41

Chớ coi thường bệnh tăng huyết áp trẻ em

TTH - Bệnh tăng huyết áp (THA) không chỉ có ở người trưởng thành, người cao tuổi mà còn xảy ra ở trẻ em, thậm chí cả trẻ sơ sinh. Nhưng không ít phụ huynh chủ quan với căn bệnh này nên không đề phòng, khi phát hiện ra bệnh thì quá muộn. PV Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với GSTS, bác sĩ, Nhà giáo ND Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hội THA Việt Nam, Chủ tịch Hội Tim mạch Thừa Thiên Huế.

Thưa GS, mọi người thường quan tâm vấn đề THA ở người trưởng thành, vậy trẻ em có bị bệnh THA không?

Nhiều người vẫn nghĩ THA là căn bệnh “độc quyền” ở người lớn. Thực tế, THA vẫn xảy ra ở trẻ em và dễ bị bỏ sót. Nghiên cứu của Karen L. Mc Niece nghiên cứu trên 963 trẻ em châu Á đã phát hiện tỷ lệ THA là 0.79 % (nữ) và 2.20% (nam). Ở Việt Nam, chưa có tỷ lệ chính thức THA trẻ em, nhưng theo ước tính của các chuyên gia về lĩnh vực này, tỷ lệ trên chiếm khoảng 0.8%- 5%. Tỷ lệ chắc chắn sẽ tăng nhiều hơn do số lượng trẻ em béo phì có xu hướng gia tăng.
 Vậy nguyên nhân THA trẻ em do đâu thưa GS? Triệu chứng THA ở trẻ em là gì?
Hiện tại còn khó khăn để xác định, không chỉ ở nước ta mà còn ở các nước tiên tiến. Ở người lớn tỷ lệ THA không rõ nguyên nhân (tiên phát) chiếm đến 90%, trong khi ở trẻ em tỷ lệ THA có nguyên nhân (thứ phát) ngược lại là 60%-90% , cao hơn người lớn. Hầu hết THA thứ phát do bệnh lý nhu mô thận mà trẻ em mắc trước đây, tiếp đến bệnh mạch thận, nội tiết, u ác tính, hẹp động mạch chủ… Ở trẻ em, mỗi nhóm tuổi có một nguyên nhân THA đặc thù, ví dụ ở trẻ sơ sinh nguyên nhân THA đứng đầu là hẹp eo động mạch chủ, rồi đến bệnh lý mạch thận, bệnh nhu mô thận… trong khi ở trẻ lớn, bệnh nhu mô thận là chính, rồi đến hẹp eo động mạch chủ…
Ngoài các nguyên nhân của THA, cần quan tâm đến 3 yếu tố nguy cơ quan trọng cho THA trẻ em là: Tình trạng thừa cân - béo phì, ít hoạt động và chế độ ăn quá giàu năng lượng, không điều độ.
Triệu chứng THA trẻ em khá mơ hồ, khó phát hiện giai đoạn đầu vì trẻ em chưa nhận thức về THA. Chủ yếu phát hiện THA trẻ em là nhờ thăm khám định kỳ ở trường học hoặc gia đình chủ động đưa cháu đi khám sức khỏe; nếu không, khi bố mẹ phải đem cháu đi khám thường là THA thứ phát và có biến chứng. Nhìn chung, trẻ hay quấy khóc, nhức đầu, mệt mõi, học ít tập trung… cần phải đưa cháu khám bệnh. Triệu chứng THA ở trẻ em còn phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân THA nên cần có xét nghiệm hoặc chuyên khoa xác định.
 
Phòng chống THA trẻ em có khác so với người trưởng thành không, thưa GS?
THA trẻ em có nhiều điểm khác so người lớn. Chọn mức HA bình thường chúng ta phải dựa vào mức trị số HA bình thường của các trẻ em cùng lứa tuổi để xác định (bách phân vị). Ví dụ, ở người lớn HA bình thường khi HA < 120/80 mmHg; với trẻ em khi HA < 90 bách phân vị nhóm tuổi tương ứng. Cần chú ý mức THA để theo dõi và có kế hoạch phòng chống THA trẻ em. Ngoài ra tổn thương cơ quan đích (tim, gan, thận…) ở trẻ em ít rõ nét hơn người lớn do thời gian chưa lâu. Tuy vậy trẻ cũng có những cơn THA rất nguy hiểm như người lớn. Bên cạnh đó đo HA trẻ em cần dùng băng quấn đặc biệt phù hợp kích cỡ với cánh tay mới có trị số chính xác.
 Vậy cần làm gì để phòng bệnh THA cho trẻ em, thưa GS?
 Về dự phòng THA tiên phát, cần chú ý 3 yếu tố nguy cơ đã nêu:
- Tăng trọng - béo phì: theo dõi cân nặng trẻ đều đặn để có biện pháp ngăn chận càng sớm càng tốt. Cần theo dõi cân nặng chiều cao trẻ, nếu thấy bất thường cần được tư vấn và khám cho cháu.Yếu tố nguy cơ này phụ thuộc nhiều vào 2 yếu tố nguy cơ sau đây: Hoạt động thể lực: khuyến khích trẻ vận động, chơi thể thao đều đặn, có phương pháp; Chế độ ăn hợp lý: tránh cho trẻ ăn quá nhiều chất béo, chất bột, đồ ngọt, đồ ăn nhanh… nhiều lần trong ngày.
Ngoài ra, do việc điều trị THA thứ phát khá phức tạp nên bố mẹ cần đưa cháu thăm khám định kỳ tổng quát, hy vọng sẽ phát hiện và khống chế tốt nhất.
Xin cám ơn Giáo sư!
ĐINH HOÀNG XUÂN HỒNG (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm một ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ Angola

Sáng 20/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế thông tin đang tiếp nhận điều trị một nam bệnh nhân bị sốt rét tại Khoa Bệnh nhiệt đới. Đây là trường hợp sốt rét ngoại lai thứ hai tại địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay.

Thêm một ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ Angola
Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho bệnh nhân Hemophilia

Ngày 17/4, Trung tâm Huyết học Truyền máu – Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với câu lạc bộ Sinh viên 5 tốt Đại học Huế, Ngân hàng Máu sống Cố đô và các nhà hảo tâm tổ chức chương trình gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho các bệnh nhân Hemophilia.

Gặp mặt, giao lưu và tặng quà cho bệnh nhân Hemophilia

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top