ClockThứ Tư, 21/11/2018 08:16

Chỗ đứng trong cộng đồng

TTH - Trước hết là vì tò mò – đó là điều mà tôi đã chia sẻ khi đi nghe hát xoan ở vùng đất Phú Thọ cách đây không lâu. Đó cũng là một cảm giác thật khác khi nghe xoan bước ra từ đời sống thật, không gian thật chứ không phải là trên màn hình ti vi, hay một buổi biểu diễn trong một liên hoan dân ca - dân vũ nào...

Đào tạo sơ cấp nghề biểu diễn ca Huế

Nhưng sau những cảm xúc ban đầu, điều mà tôi ấn tượng nhất, là cách mà những người Phú Thọ đã gặp cùng trao đổi xung quanh chủ đề này, về cách lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Điều mà họ nói, cũng giản dị như cách mà xoan đã hiện diện, chính là đời sống của nghệ thuật này trong cộng đồng. Đó cũng là điều mà trải qua lắm cuộc bể dâu và những thay đổi của cuộc sống đương đại, xoan vẫn được lưu truyền, lan tỏa và có đời sống trong cộng đồng.

Khi lắng nghe những điều ấy, tôi đã nghĩ về ca Huế. Tất nhiên, xuất phát điểm của hai loại hình này hoàn toàn khác nhau khi một thuộc loại hình được hình thành và lưu truyền trong dân gian, một là thể loại duy nhất ra đời trong chốn cung đình. Một đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và một là di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. Điều mà tôi quan tâm là ở chỗ, người Phú Thọ đã và đang làm khá tốt việc tiếp nối đời sống của hát xoan trong cộng đồng dưới hình thức câu lạc bộ trong các phường xoan; trong trường học với việc học hát và các cuộc thi trong độ tuổi thanh thiếu nhi. Tôi cảm nhận rất rõ cách mà người Phú Thọ nhấn mạnh về sự lan tỏa như một cách khẳng định sức sống của hát xoan.

Thực ra, việc đưa nghệ thuật truyền thống Huế vào trường học cũng đã được thực hiện cách đây nhiều năm, với sự tham gia truyền dạy của các nghệ nhân, nhạc công. Điều này cũng đã tạo được những hiệu ứng tốt trong một thời điểm nhất định về sự đánh thức, khơi dậy ở những người trẻ, như một cách chuẩn bị cho tương lai cả về sự tiếp nối, hay đơn thuần trong một giới hạn là chuẩn bị khán thính giả có hiểu và biết về một loại hình âm nhạc truyền thống. Tuy nhiên cho đến bây giờ, những điều này gần như không thấy đề cập tới nữa. Tôi nghĩ có thể mình chưa đúng, nhưng có vẻ như thế hệ trẻ ở một số đông bây giờ của Huế chưa được “đánh thức” bởi nghệ thuật truyền thống Huế nói chung và ca Huế nói riêng.

 Đây cũng là điều mà tôi quan tâm khi Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật Bài Chòi Thừa Thiên Huế (thuộc Bài Chòi vùng Trung bộ đã được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại  vào ngày 7/12/2017) giai đoạn 2019-2023 đã được UBND tỉnh phê duyệt với kinh phí hơn 1,3 tỷ đồng. Có rất nhiều mục tiêu cụ thể đã được xác định xung quanh mục đích chung là tạo sự lan tỏa và Bài Chòi có sức sống lâu bền trên cơ sở nuôi dưỡng và phát huy giá trị.

Đó có lẽ là vấn đề mấu chốt nhất và cũng cần có những kinh nghiệm cần được áp dụng để Bài Chòi thực sự có đời sống trong cộng đồng.

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Đưa sách đến với cộng đồng

Những năm qua, bên cạnh công tác phục vụ tại chỗ cũng như tổ chức các sự kiện về văn hóa đọc, Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế còn triển khai việc đưa sách, báo về phục vụ tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, các đồn biên phòng, trại giam… với mong muốn đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ sách, báo của người dân.

Đưa sách đến với cộng đồng
Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ

Là hoạt động thường niên, triển lãm mỹ thuật trẻ vừa là sân chơi, vừa là cơ hội để các họa sĩ tuổi đời dưới 45 của Thừa Thiên Huế bộc lộ tài năng, chứng tỏ hoạt động nghệ thuật của bản thân với giới chuyên môn và những người yêu “nghệ thuật của cái đẹp” Cố đô.

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ
Return to top