ClockThứ Sáu, 21/07/2017 06:48

Chọn lọc FDI vào ngành thép để tăng sức cạnh tranh cho thép nội?

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang có ý định đầu tư sản xuất thép tại Việt Nam.

Nếu được thực hiện thì đây sẽ là sự cạnh tranh rất lớn cho các nhà sản xuất thép trong nước. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần thận trọng và thu hút có chọn lọc đầu tư nước ngoài vào ngành thép.

Ảnh minh họa: KT

Nhu cầu thép không gỉ ở Việt Nam đang tăng nhanh. Riêng năm ngoái cả nước phải nhập khẩu tới 700.000 tấn. Trong khi trong nước chỉ có 2 nhà máy sản xuất thép không gỉ là Nhà máy VSC-POSCO ở miền Nam 100% vốn Hàn Quốc và Inox Hòa Bình với tổng công suất 300.000 tấn/năm.

Thấy được nhu cầu này, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc có ý định đầu tư  xây dựng nhà máy sản xuất thép không gỉ ở Đồng Nai với sản lượng 300.000 tấn/năm. Nếu dự án này được thực hiện sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn giữa các nhà sản xuất thép trong nước và tình trạng dư thừa nguồn cung sẽ xảy ra.

Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng: “Việt Nam hiện đang là một trong các thị trường thép lớn ở khu vực cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành thép Việt Nam thì cho đến bây giờ các nhà đầu tư trong nước có đủ khả năng để xây dựng những cơ sở sản xuất thép với quy mô lớn khoảng 5-6 triệu tấn/năm.

Với việc thu hút FDI, chúng ta không nên khuyến khích đầu tư vào ngành thép với những mảng thép thông thường mà Việt Nam có thể đầu tư sản xuất được. Đối với đầu tư nước ngoài thì nên khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực chúng ta chưa sản xuất được, đó là thép hợp kim, thép chất lượng cao phục vụ cho sản xuất cơ khí cũng như những ngành kỹ thuật khác”.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu hút chuyển giao công nghệ mới từ FDI

Nhiều lợi ích mang lại khi thực hiện chuyển giao công nghệ thông qua thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Không chỉ giúp tiết kiệm được nguồn lực mà còn rút ngắn được thời gian nghiên cứu để tạo ra sản phẩm mới với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đây còn là giải pháp hữu hiệu để đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Thừa Thiên Huế.

Thu hút chuyển giao công nghệ mới từ FDI
Để doanh nghiệp FDI là động lực thúc đẩy tăng trưởng

Đóng góp trên 10% GRDP toàn tỉnh, nộp ngân sách ước đạt 4.050 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 36,8% trong tổng thu ngân sách toàn tỉnh năm 2023 là con số khá ấn tượng về những đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào tăng trưởng chung của kinh tế Thừa Thiên Huế.

Để doanh nghiệp FDI là động lực thúc đẩy tăng trưởng
Thừa Thiên Huế cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp FDI

Chính quyền sẽ tăng cường các hoạt động, giải pháp đồng hành hỗ trợ các doanh nghiệp FDI phát triển là khẳng định của ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị "Gặp gỡ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023” do Sở Kế hoạch và Đầu tư và Câu lạc bộ FDI Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức chiều 19/12.

Thừa Thiên Huế cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp FDI
Đông Nam Á tiếp tục chịu sức nóng từ đợt tăng giá của đồng Dollar Mỹ

Các đồng tiền của Đông Nam Á đang chịu sức ép khi đồng Dollar Mỹ tiếp tục chuỗi tăng điểm kể từ giữa tháng 7 - đợt tăng giá dài nhất của đồng bạc xanh trong gần một thập kỷ, nhờ chính sách lãi suất “cao hơn trong thời gian dài hơn” của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và tăng lợi tức Kho bạc.

Đông Nam Á tiếp tục chịu sức nóng từ đợt tăng giá của đồng Dollar Mỹ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top