ClockThứ Hai, 11/03/2019 08:45

Chọn lọc thông tin tuyển sinh

TTH - Tra cứu thông tin tuyển sinh giúp cho thí sinh chọn lựa ngành nghề phù hợp. Tuy nhiên, nếu không biết cách tra cứu, thí sinh dễ rơi vào “mê cung” thông tin, khó định hướng được ngành nghề hay trường học phù hợp với năng lực và sở trường của bản thân.

Chỉ còn 3 trường Công an nhân dân tuyển sinh năm 2019Tuyển sinh ĐH, CĐ 2019: Sửa đổi quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh

Trong thời đại công nghệ 4.0, thông tin tuyển sinh của các trường đại học đến với sĩ tử nhanh và rộng hơn bằng các hình thức như đăng tải website, mạng xã hội và cả những kênh thông tin truyền thống như các buổi tư vấn tuyển sinh, phát tờ rơi, cẩm nang tuyển sinh. Đó không chỉ là những thông tin giới thiệu ngành, nghề của các đơn vị đào tạo mà còn là thông tin tuyển sinh chung mà thi sinh cần nắm trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng.

Thí sinh được tiếp cận với nhiều hình thức đăng tải thông tin tuyển sinh

Các dịch vụ tư vấn tuyển sinh kết nối giáo dục ngày càng được mở rộng, thí sinh được tiếp cận với nguồn thông tin đa dạng, phong phú. Sự mở rộng về lượng thông tin ấy cũng là vấn đề đáng lo ngại, dễ bị nhầm lẫn bởi những thông tin thiếu tính chính xác và thậm chí là sai sót. Vậy nên, giữa một “biển” thông tin, đòi hỏi thí sinh cần có cách chọn lọc thông tin hợp lý.

Đầu tiên, thí sinh cần xác định sở trường, năng lực và sở thích của mình để xác định các khối ngành phù hợp. Sau đó, thí sinh cần “lọc” những trường có đào tạo khối ngành mà mình mong muốn. Cuối cùng, khoanh vùng địa điểm các trường mình muốn dự tuyển, đảm bảo sự phù hợp về khoảng cách địa lý, kinh tế gia đình và cả môi trường sống. Thí sinh có thể hỏi ý kiến từ người thân, bạn bè và giáo viên của mình để có sự chọn ngành, chọn trường tốt nhất.

“Sai một ly, đi một dặm”, rất nhiều bạn trẻ phải nhận “trái đắng” khi đưa ra quyết định chọn ngành học không phù hợp. Có những bạn vào đại học rồi vẫn rơi vào tình trạng hoang mang, mất phương hướng, phải bỏ dở giữa chừng và thi lại ngành khác vào năm sau. Cũng có người tốt nghiệp đại học mà vẫn thất bại trên con đường gây dựng sự nghiệp chỉ vì bước sai ngay từ đầu.

Năm nay, Đại học Huế có app (ứng dụng) tuyển sinh dành cho điện thoại, quy tụ các thông tin tuyển sinh chung và thông tin tuyển sinh từ các trường đại học thành viên mà không cần phải vào website. Trong đó, app có tính năng nổi trội ở mục tra cứu được gọi là “chat box” ứng dụng trí tuệ nhân tạo, hỗ trợ người dùng tra cứu thông tin tuyển sinh nhanh chóng bằng liên kết “chat” qua messenger facebook của fanpage tuyển sinh Đại học Huế. Phần mềm hướng đến xử lý ngôn ngữ tự nhiên, dù viết có dấu, không dấu và có thể tự động sửa chính tả.

Sau khi người dùng nhập từ khóa, phần mềm sẽ bóc tách, phân tích rồi cho ra kết quả là nội dung sát với yêu cầu, tránh trường hợp đưa toàn file văn bản dài dòng và mất thời gian. Ngoài ra, app còn trả về những kết quả có tính tương đồng để thí sinh có nhiều lựa chọn tham khảo. Điều cần lưu ý là thí sinh phải hiểu rõ các vấn đề tuyển sinh để đưa từ khóa chính xác...

Chỉ cần những đường link, một vài click (nhấp) chuột hay với “tín đồ” smartphone thì tải app về “dế” của mình, thí sinh của thời đại ngày nay có thể tiếp cận những nguồn thông tin đa chiều. Các em học sinh ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa có cơ hội được nắm bắt, cập nhật và giải đáp các thắc mắc trong mùa tuyển sinh dễ dàng hơn.

Để tránh tình trạng “nhiễu loạn” thông tin, thí sinh cần lựa chọn những trang thông tin và phần mềm tuyển sinh chính thống. Thí sinh cũng cần tìm hiểu những thông tin đầy đủ về các khoá học nhằm có được cái nhìn toàn diện nhất về ngành học mà mình quan tâm bởi việc lựa chọn đúng ngành học đóng vai trò rất quan trọng với nghề nghiệp của người trẻ trong tương lai.

Bài, ảnh: Phước Ly

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính

Tăng hiểu biết cho người dân, nhất là đối tượng người yếu thế, người già, phụ nữ, các đối tượng chính sách, người dân vùng sâu, vùng xa… về tài chính không chỉ tăng khả năng tiếp cận tín dụng giúp họ độc lập trong phát triển kinh tế, mà còn giảm thiểu được những rủi ro tài chính, nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính.

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính
Chuyên gia khuyến cáo lựa chọn ngành Khoa học máy tính AI

Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Khoa học dữ liệu, Trí tuệ nhân tạo (AI) đang là những từ khóa đắt giá của mùa tuyển sinh năm nay. Vậy làm thế nào để thí sinh chọn ngành học phù hợp với năng lực? Các chuyên gia thuộc top đầu các trường đào tạo những ngành này đã có phân tích xu hướng chọn ngành, trường phù hợp cho thí sinh.

Chuyên gia khuyến cáo lựa chọn ngành Khoa học máy tính AI
Return to top