ClockThứ Sáu, 07/06/2019 16:06

Chống gian lận thi 2019: Con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất!

Khắc phục gian lận điểm thi năm 2018, kỳ thi THPT quốc gia 2019 đã được Bộ GD-ĐT chuẩn bị một cách kỹ lưỡng từ các khâu kỹ thuật đến quán triệt nhân sự tham gia kỳ thi. Tuy nhiên, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, con người là yếu tố quan trọng nhất nên vẫn phải cảnh giác cao độ.

Quyền thoả thuận về việc thi hành ánBộ trưởng Nhạ nhận trách nhiệm cá nhân về vụ gian lận thi cửNâng cao chất lượng thi cử gắn với ngăn ngừa gian lậnBộ Giáo dục đưa giải pháp lập lại trật tự thi cử trong năm 2019

Chế độ kiểm soát 24/24

Để khắc phục gian lận điểm thi gây chấn động dư luận năm 2018, một trong những điểm mới của Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2019 là việc bảo quản và sử dụng đề thi, bài thi tại điểm thi.

Theo đó, đề thi tại điểm thi do Trưởng điểm thi bảo quản trong hòm, tủ, két sắt được khóa niêm phong và bảo vệ 24 giờ/24 giờ/ngày, chìa khóa do Trưởng điểm thi giữ. Khu vực bảo quản đề thi, bài thi tự luận, phiếu thi tự luận, trắc nghiệm có lực lượng công an trực và bảo vệ 24giờ/24giờ.

Về công tác coi thi, Trưởng điểm thi tổ chức lấy mẫu chữ ký của cán bộ tham gia công tác coi thi tại điểm thi. Danh sách mẫu chữ ký này được đóng túi, niêm phong, lưu trữ tại Sở ít nhất 01 năm.

Đặc biệt, với khâu bảo quản bài thi, đề thi tại Điểm thi, Bộ GD-ĐT yêu cầu bài thi phải được bảo quản trong các tủ riêng biệt, không để chung với tủ đựng đề thi; có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động bên trong phòng 24 giờ/ngày (Camera có tiêu chuẩn quy định cụ thể). Niêm phong túi đựng bài thi với quy định kích thước nhãn niêm phong cụ thể.

Nhãn niêm phong được dán vào chính giữa tất cả các mép dán của túi đựng bài thi, Phó Trưởng Điểm thi của trường ĐH, CĐ phối hợp ký và ghi rõ họ tên trên nhãn niêm phong, hai cán bộ coi thi ký giáp lai giữa nhãn niêm phong và túi đựng bài thi rồi đóng dấu giáp lai; sau đó, dùng băng keo trong suốt dán vòng quanh dọc theo chiều dài mép dán của túi đựng bài thi và phủ lên nhãn niêm phong.

Đối với công tác chấm thi, năm nay Bộ GD-ĐT đưa các trường đại học chủ trì tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm tại các Hội đồng thi. Theo đó, Camera an ninh giám sát ghi hình tại các phòng bảo quản bài thi, phòng chấm bài thi trắc nghiệm, phòng chấm bài thi tự luận.

Chìa khóa cửa các phòng chứa bài thi do Trưởng ban Chấm thi (trắc nghiệm, tự luận) giữ; chìa khóa của tủ, thùng đựng bài thi tự luận do một thư ký Hội đồng thi làm nhiệm vụ tại Ban Chấm thi tự luận giữ; chìa khóa của tủ, thùng hoặc các vật dụng đựng bài thi trắc nghiệm do một thư ký của Ban Chấm thi trắc nghiệm giữ.

Phòng chứa bài thi và phòng chấm thi có camera an ninh giám sát, ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày; có công an bảo vệ, giám sát 24 giờ/ngày.

Khi đóng, mở phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi và tủ, thùng hoặc các vật dụng đựng bài thi phải có sự chứng kiến của công an và thanh tra.

Hiện nay, Bộ GD-ĐT tăng cường các đoàn đi kiểm tra thi tại các địa phương.

Con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất

Mặc dù, Bộ GD-ĐT đã đưa ra nhiều giải pháp kỹ thuật trong coi thi, chấm thi để khắc phục những hạn chế, ngăn chặn sai phạm có thể xảy ra. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, vẫn phải tập trung cảnh giác cao độ; kỳ thi có trong sạch hay không thì yếu tố con người vẫn quan trọng nhất.

GS Phạm Tất Dong cho rằng, kỳ thi 2019 chưa chắc đã yên ổn bởi vẫn hình thức thi cũ nên thủ đoạn gian lận sẽ tinh vi hơn, vì tiền họ sẽ làm rất cả. Do đó, cần đặc biệt chú trọng yếu tố con người và vẫn phải tập trung cảnh giác cao độ.

Còn theo TS Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học, những trục trặc trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 và những năm trước đây diễn ra chủ yếu ở khâu tổ chức thi, không phải do khâu làm đề hay các khâu khác. Việc đặt camera giám sát phòng chứa tủ đựng đề thi, bài thi 24 /24 giờ, cần phải có sự giám sát của xã hội chứ không chỉ dừng ở việc giám sát nội bộ, bởi nếu giám sát nội bộ sẽ vẫn dễ xảy ra những tiêu cực.

“Do vậy phải có giám sát xã hội, tức là đặt và phát camera ở tất cả các điểm nóng, điểm thi, các nơi lưu trữ các bài thi, chấm thi để xã hội muốn quan tâm đều có thể theo dõi, nếu ai đó có ý đồ tiêu cực, họ cũng biết được rằng có hàng triệu con mắt đang theo dõi họ” – TS Khuyến chia sẻ.

GS.TS Nguyễn Đình Đức, trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay, phải tập trung giám sát, chặt chẽ từ khâu con người đến các thiết bị công nghệ cao để giám sát những người tham gia tổ chức thi từ coi thi cho đến chấm thi.

"Bộ GD&ĐT phải lựa chọn những người làm công tác coi thi, chấm thi  là những cán bộ có kinh nghiệm, có chuyên môn hiểu lỗ hổng chỗ nào, kịp thời có giải pháp chống tiêu cực chỗ đó" - GS Đức nhấn mạnh.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo thi quốc gia, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ đã yêu cầu Cục Quản lý chất lượng chuyển tải toàn bộ tài liệu, thông tin về kỳ thi 2019 đến từng trường THPT, có văn bản yêu cầu giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh, phụ huynh tham khảo đầy đủ để hiểu rõ hơn về kỳ thi. 

Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh, riêng với những người tham gia tổ chức kỳ thi  như chuẩn bị đề thi, coi thi, chấm thi, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các địa phương phải chọn đúng người tham gia vào các khâu. Đây không chỉ là nhiệm vụ chuyên môn mà còn là nhiệm vụ chính trị, trách nhiệm với xã hội.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quy định cần thiết nên tuân thủ

Xe khách từ 9 chỗ trở lên kinh doanh vận tải được CP quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 bắt buộc lắp camera giám sát quá trình hoạt động.

Quy định cần thiết nên tuân thủ
Return to top