ClockThứ Sáu, 10/08/2018 08:18

Chủ động tái cơ cấu ngành lâm nghiệp

TTH - Đưa Việt Nam trở thành trung tâm hàng đầu về sản xuất, xuất khẩu gỗ và lâm sản có thương hiệu, có uy tín của thế giới. Đó là “đặt hàng” của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị về phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu được tổ chức ngày 8/8.

Hai điểm sáng của ngành nông nghiệp

Xuất khẩu gỗ và lâm sản là ngành kinh tế có nhiều thế mạnh của nước ta. Thực tế những năm qua, ngành này luôn có mức tăng trưởng cao, bình quân 15%/năm, đạt gần 8 tỷ USD trong năm qua. Thủ tướng giao chỉ tiêu, năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của ngành này đạt 9 tỷ USD, năm 2020 đạt 12-13 tỷ USD và năm 2025 đạt 18-20 tỷ USD.

Với Thừa Thiên Huế, nghề trồng rừng và chế biến gỗ xuất khẩu trong những năm qua phát triển khá mạnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động. Theo kế hoạch phát triển xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2017-2020 (Kế hoạch 119/KH-UBND, ngày 19/5/2017), phấn đấu đến năm 2020 mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ đạt kim gạch xuất khẩu 156 triệu USD, chiếm tỷ trọng 12,5%, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước.

Căn cứ dư địa, thị trường, công nghệ, năng lực doanh nghiệp… mục tiêu này không phải khó thực hiện. Cái khó ở đây là việc chúng ta chưa chủ động được nguồn nguyên liệu tại chỗ. Tôi từng tiếp xúc với một số doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ gỗ, lãnh đạo của các doanh nghiệp luôn canh cánh nỗi lo nguyên liệu sản xuất. Bởi lẽ, gỗ rừng tự nhiên ngày càng khan hiếm do chính sách đóng cửa rừng là xu hướng chung của các quốc gia. Trong khi gỗ rừng trồng chỉ có một phần nhỏ đáp ứng được yêu cầu sản xuất, còn lại chủ yếu bán dăm nguyên liệu do kích cỡ quá nhỏ. Đây cũng là thực trạng chung của ngành chế biến gỗ nước ta, đặt ngành lâm nghiệp cần có những bước thay đổi căn cơ trong chiến lược phát triển rừng trồng.

Để giải bài toán nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ, tỉnh cũng ban hành kế hoạch phát triển rừng trồng gỗ lớn giai đoạn 2017-2020 (Kế hoạch 204/KH-UBND, ngày 28/12/2016), với mục tiêu đến năm 2020 xây dựng 13.000 ha rừng gỗ lớn. Trong đó, tỷ lệ rừng được cấp chứng chỉ FSC- Forest Stewardship Council (Hội đồng quản lý rừng) là 40% so với diện tích rừng gỗ lớn tương đương 5.000 ha rừng trồng sản xuất sử dụng giống lâm nghiệp thân thiện với môi trường.

Nhằm đạt mục tiêu nêu trên, tỉnh đã thành lập Hội Chủ rừng Phát triển Bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế với chức năng bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các chủ rừng hộ gia đình quy mô nhỏ trong hoạt động kinh doanh rừng bền vững; thúc đẩy các chủ rừng tích cực hưởng ứng tham gia vào hoạt động quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC. Bên cạnh đó, tỉnh đã ban hành một số chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất lâm nghiệp áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất lâm nghiệp để góp phần nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng như sử dụng cây keo lai mô trong trồng rừng thâm canh gỗ lớn, tỉa thưa rừng keo trồng bổ sung cây bản địa dưới tán rừng...

Với việc chủ động khá sớm của tỉnh, hy vọng chỉ dăm năm nữa nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ sẽ dồi dào hơn. Vấn đề cần quan tâm, bên cạnh các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cần làm tốt công tác truyên truyền để người dân thấy được lợi ích kép trong việc thâm canh trồng rừng gỗ lớn để tăng nhanh diện tích rừng trồng thâm canh gỗ lớn. Đây cũng là giải pháp quan trọng để từng bước chuyển đổi thực trạng kinh doanh lâm nghiệp hiện nay, phục vụ tái cơ cấu ngành lâm nghiệp theo hướng bền vững.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn trao đổi, mùa nắng nóng được dự báo bắt đầu từ những ngày cuối tháng 3 này. Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo nắng nóng diễn ra gay gắt, diễn biến phức tạp khiến rủi ro, nguy cơ cháy rừng cấp độ cao. Hầu hết các cánh rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là rừng thông cảnh quan, đặc dụng, rừng phòng hộ, keo tràm, kể cả dương liễu vùng cát đều có nguy cơ cháy.

Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng
Chủ động hơn với xu hướng du lịch mới

Khảo sát của Booking.com chỉ ra 7 xu hướng du lịch được du khách yêu thích trong năm 2024. Thừa Thiên Huế có điều kiện thuận lợi để đáp ứng các xu hướng mới về du lịch. Vấn đề đặt ra là sự chủ động trong việc nắm bắt và khai thác lợi thế.

Chủ động hơn với xu hướng du lịch mới
Đảm bảo lượng máu phục vụ điều trị và cấp cứu ngày tết

Chiều 10/2 (Mùng 1 Tết), Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế cho biết, Trung tâm Huyết học truyền máu của đơn vị đảm bảo cung cấp đầy đủ máu và chế phẩm máu điều trị và cấp cứu ngày tết cho 11 cơ sở thuộc 4 tỉnh thành ở Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình.

Đảm bảo lượng máu phục vụ điều trị và cấp cứu ngày tết
Return to top