ClockThứ Ba, 23/07/2019 14:39

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng chính quyền điện tử

TTH.VN - Tại Hội nghị trực tuyến Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử (CQĐT) bộ, ngành, địa phương diễn ra ngày 23/7, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã có bài phát biểu về kinh nghiệm xây dựng CQĐT tại Thừa Thiên Huế và đề xuất những giải pháp nhằm sớm xây dựng Chính phủ điện tử.

Thủ tướng: Việt Nam sẽ tạo bứt phá về Chính phủ điện tử trong năm 2019Xây dựng Chính phủ điện tử là ưu tiên hàng đầu của Việt NamQuy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chínhThủ tục biên phòng điện tử thực hiện 24/24 giờ

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu tham luận tại cuộc họp về chính phủ điện tử

Duy trì nhóm dẫn đầu toàn quốc

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh luôn quan tâm, coi trọng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), xây dựng CQĐT trong hoạt động của cơ quan nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Quan điểm của tỉnh được xây dựng qua 3 trụ cột: “Hình thành và nâng cao nhận thức tin học hoá gắn liền với cải cách hành chính (CCHC) và chuẩn hoá các quy trình giải quyết công việc theo chuẩn ISO” - hình thành Cơ quan điện tử; xây dựng nhận thức “Tin học hoá không có nghĩa là cán bộ tin học sẽ làm thay cho cán bộ hành chính” và  “Lãnh đạo cơ quan không chỉ là chủ thể kiểm tra, giám sát mà phải là đối tượng thực hiện tin học hóa”; ứng dụng CNTT phải được xem như là một cuộc cách mạng thật sự trong đổi mới phong cách hành chính.

Ngoài các vấn đề đã được đúc rút trong giai đoạn 2011-2015 và được tiếp tục triển khai, việc xây dựng CQĐT tỉnh giai đoạn 2016-2020 được định hướng theo 3 vấn đề: Thứ nhất, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng CNTT và quy hoạch tích hợp các hệ thống thông tin trên nền tảng kết nối, chia sẻ; thứ hai, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công; thứ ba, tập trung nâng cao nhận thức người dân.

Với các định hướng và phương châm hành động nêu trên, cùng với sự quyết tâm đổi mới và trách nhiệm, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua đã bước đầu đạt được thành công nhất định trong xây dựng CQĐT. Năm 2018, Chỉ số phát triển CQĐT (EGOV) của Thừa Thiên Huế xếp hạng thứ 1/63 tỉnh, thành phố; năm 2019, xếp hạng thứ 2/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Năm 2019, ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động số 70/KH-UBND ngày 30/3/2019 triển khai thực hiện Nghị quyết. Tỉnh đã tổ chức kiện toàn Ban Chỉ đạo và Bộ phận giúp việc xây dựng CQĐT tử theo yêu cầu và đảm bảo việc thực thi Nghị quyết 17. Đến nay, tỉnh đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 17.

 Giảm thiểu việc nộp hồ sơ giấy

Tại Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh của tỉnh

Tuy nhiên, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cũng thừa nhận, nhiều nội dung triển khai CQĐT chưa được như mong đợi, kết quả đạt được vẫn còn rất khiêm tốn; còn thiếu khung pháp lý đồng bộ về xây dựng CQĐT; việc xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, hạ tầng CNTT nền tảng phục vụ phát triển CQĐT còn chậm, bảo mật, an toàn, an ninh thông tin thấp, chưa kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin; cơ chế đầu tư, thuê dịch vụ CNTT vẫn còn vướng mắc; ứng dụng CNTT được triển khai chưa hiệu quả, việc giải quyết TTHC và xử lý hồ sơ công việc còn nhiều bất cập; tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn thấp…

Để tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP đạt được mực tiêu và hiệu quả cao, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt và nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực của khung kiến trúc CQĐT, cần có chế tài đối với các cấp, các ngành không tuân thủ kiến trúc, qua đó nhấn mạnh vai trò kiểm thử hệ thống để đánh giá, công nhận đạt chuẩn trước khi đưa các hệ thống thông tin vào vận hành.

Hiện nay, việc liên thông vẫn không đạt kết quả, các hệ thống thông tin của các Bộ, ngành Trung ương chậm chia sẻ, kết nối đã tác động rất lớn đến quá trình triển khai dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng và dịch vụ công trực tuyến. Vì vậy, đề nghị Chính phủ cần xem xét chu đáo vấn đề này và đặc biệt cần đặt thời gian cho các Bộ, ngành Trung ương chuẩn hóa dữ liệu, quy trình và cung cấp thông tin chia sẻ kết nối với các hệ thống thông tin dịch vụ công địa phương.

Xây dựng cơ sở dữ liệu mã định danh để áp dụng thống nhất toàn quốc là vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Hiện nay, Bộ Công an đang triển khai cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, Bảo hiểm xã hội xây dựng thẻ điện tử vào năm 2020, trong đó cả 2 CSDL đều có mã định danh nhưng được tổ chức khác nhau, việc triển khai cũng khác nhau. Đề nghị Chính phủ xem xét quyết định lựa chọn 1 loại hình mã định danh để áp dụng thống nhất trên toàn quốc trong triển khai các hệ thống thông tin phục vụ cho phát triển CQĐT.

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành đẩy mạnh thanh toán trực tuyến, sử dụng hóa đơn điện tử nhằm tạo điều kiện và thúc đẩy cho doanh nghiệp, công dân tham gia dịch vụ công trực tuyến. Rà soát để loại bỏ các quy định về hóa đơn giấy trong danh mục hồ sơ thủ tục hành chính. Đồng thời, cần xem xét việc đánh giá, ban hành các TTHC theo hướng giảm thiểu việc nộp hồ sơ giấy và nâng cao giá trị pháp lý của hồ sơ điện tử để thay thể.

Mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công và Một cửa hiện đại đã và đang đi vào hoạt động hiệu quả và đã khắc phục được những hạn chế cũ. Để phát huy những kết quả đạt được, đề nghị Chính phủ sớm tổng kết đánh giá mô hình thí điểm để áp dụng thống nhất đối với các vấn đề đang là thách thức như: Xử lý tại chỗ liên quan về nhân sự và con dấu.

Thái Bình (ghi)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng Khu Chung cư Đống Đa

Chiều 25/3, UBND tỉnh tổ chức buổi đối thoại với các hộ dân chưa bàn giao mặt bằng tại Dự án (DA) Cải tạo, xây dựng lại các dãy nhà A,B,C Khu Chung cư Đống Đa (KCCĐĐ) tại Phường Phú Nhuận, TP. Huế. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì buổi đối thoại.

Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng Khu Chung cư Đống Đa
Trao đổi kinh nghiệm chi trả giảm phát thải khí nhà kính

Từ ngày 19-21/3, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) tỉnh đón đoàn công tác Quỹ BV&PTR tỉnh Hà Tĩnh đến trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ (ERPA).

Trao đổi kinh nghiệm chi trả giảm phát thải khí nhà kính
Kịp thời giải quyết kiến nghị về đất đai của công dân theo đúng quy định

Tại buổi tiếp công dân định kỳ tháng 3/2024 diễn ra ngày 21/3, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương kịp thời chỉ đạo giải quyết khiếu nại, kiến nghị của công dân theo đúng quy định, đặc biệt trên lĩnh vực đất đai. Cùng tiếp có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh và một số sở, ngành, địa phương liên quan.

Kịp thời giải quyết kiến nghị về đất đai của công dân theo đúng quy định

TIN MỚI

Return to top