ClockThứ Ba, 26/01/2016 14:37

Chứng khoán thời bán tháo

TTH.VN - Thị trường chứng khoán (TTCK) đã trải qua tuần giảm điểm thứ ba liên tiếp và chưa có dấu hiệu phục hồi trở lại. Tâm lý chán chường, nhiều nhà đầu tư tự hỏi bao giờ thời kỳ xấu nhất của thị trường trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán mới kết thúc?

TTCK rơi khiến nhà đầu tư sốt ruột nhìn tiền hao mòn khỏi tài khoản. Ảnh: Như Ý

Dò đáy

Anh Nguyễn Minh, một nhà đầu tư nhỏ lẻ mở tài khoản tại Công ty chứng khoán ACB ở phía Nam chia sẻ: “Chỉ trong 3 tuần qua, tài khoản của tôi sụt giảm khoảng 20% và cuốn phăng giá trị tích lũy từ giữa năm 2015  đến giờ. Tôi không còn biết có nên tiếp tục mua hay bán”.

Câu chuyện của anh Minh đang xảy ra với hầu hết những ai đang tham gia vào “chứng trường” lúc này. Với việc chỉ chưa đầy một tháng đầu năm, chỉ số VN-Index mất đi gần 20 điểm và hàng loạt cổ phiếu bị bán tháo, thị trường chứng khoán Việt Nam không thoát được cơn lao dốc.

Thông tin mới nhất, hiện gần một nửa doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn giao dịch (khoảng 300 DN) đã công bố báo cáo tài chính quý 4/2015. Tín hiệu đáng mừng là chỉ khoảng 7% trong số này báo thua lỗ năm 2015.  (Mức lỗ đậm nhất thuộc về Thuận Thảo (HOSE: GTT) với 119 tỷ đồng, nối gót liền sau đó là Than Mông Dương - Vinacomin (HNX: MDC) khi báo lỗ 101 tỷ đồng). Dẫu vậy, nhiều nhà đầu tư vẫn băn khoăn bày tỏ, liệu thị trường đã xuống đến đáy chưa?

Bên lề hội nghị ngành vừa diễn ra, Chủ tịch UBCK Nhà nước - ông Vũ Bằng cho biết: Thời gian qua, diễn biến của TTCK và nền kinh tế của Trung Quốc đã có tác động không nhỏ đến TTCK toàn cầu. Trong số đó, TTCK của Mỹ, Pháp, Nhật và các nước trong khu vực đều chịu tác động, ảnh hưởng và Việt Nam cũng không nằm ngoài diễn biến này. “Tuy nhiên, bên cạnh tác động từ vấn đề này, yếu tố tâm lý của nhà đầu tư cũng ảnh hưởng có phần thái quá so với tác động thực sự” - ông Vũ Bằng nhận định.

Cũng theo ông Bằng, vào tháng 8/2015, khi TTCK Trung Quốc giảm mạnh, vấn đề mất giá của Nhân dân tệ hay giá dầu đi xuống đã tác động đến tâm lý của nhà đầu tư (NĐT) trên thị trường, khi đó TTCK Việt Nam đã mất khoảng 15%. Sau đó, khi tâm lý của NĐT được khôi phục, mức ảnh hưởng thực tế chỉ khoảng 2%. 

“Giống như giai đoạn trước, thời gian vừa qua, mức ảnh hưởng tâm lý của NĐT tới thị trường là hơi cao. Thêm vào đó, một số phân tích, bình luận của công ty chứng khoán (CTCK) là chưa chuẩn, chưa thực sự khách quan”, ông Bằng lưu ý. Vì thế, UBCK Nhà nước đã thực hiện giám sát những nhận định của các CTCK, gửi văn bản đến các CTCK yêu cầu chấn chỉnh việc này. “Ngoài ra,  UBCK tăng cường giám sát hoạt động mua bán trên thị trường để xử lý kịp thời những hành động lợi dụng thông tin để thao túng giá”, ông Vũ Bằng cho biết.

Cơ hội nào?

Ngày 25/1, theo diễn biến chung trên thị trường, các chỉ số chứng khoán tăng mạnh phiên đầu tuần. VN-Index đóng cửa ở 542,3 điểm, tăng 20,1 điểm (3,85%) và HNX-Index đóng cửa ở 76,3 điểm, tăng 2,5 điểm (3,39%). “Việc các chỉ số chứng khoán toàn cầu hồi phục mạnh mẽ trong phiên cuối tuần trước và giá dầu tăng hơn 20% trong 2 ngày sau khi tạo đáy mới ở vùng 26 USD/thùng đã tác động tích cực đến thị trường Việt Nam trong phiên giao dịch đầu tuần hôm nay”- Công ty Chứng khoán MBS đưa ra nhận định chiều 25/1.

Cùng ngày, tại hội thảo “Triển vọng ngành và cơ hội thị trường chứng khoán năm 2016”  (CTCK BSC và HNX tổ chức), ông Trần Thăng Long, Trưởng phòng phân tích BSC nhận định: Năm 2016, cơ hội đầu tư vào TTCK sẽ hạn chế và nhà đầu tư cần cẩn trọng hơn. Cụ thể, ông Long nói: “Kinh tế vĩ mô tiếp tục hồi phục nhờ hưởng lợi từ nền tảng vĩ mô ổn định trong những năm vừa qua, cũng như lợi ích mà các FTAs  mang lại. Dù vậy, thách thức cho tăng trưởng sẽ gia tăng, đặc biệt từ tác động của sự giảm tốc của Trung Quốc, tác động đồng USD tăng giá…”.

Vị đại diện này thiên về dự báo triển vọng thị trường trong nửa năm đầu sáng sủa hơn phần còn lại của năm, ông cũng có lời khuyên NĐT nên tập trung vào các ngành hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do (FTAs), các ngành hưởng lợi từ giá nguyên vật liệu thấp, các cổ phiếu cơ bản có cổ tức cao, và cổ phiếu trong diện thoái vốn nhà nước hoặc hết room.

“Một số ngành như Bất động sản, Xây dựng, Vật liệu xây dựng, Công nghệ, Cảng biển, Dệt may, Điện nước, Sữa và Phân bón được đánh giá là khả quan trong năm 2016. Trong khi đó, các ngành Cao su tự nhiên, Vận tải biển, Dược, Thủy sản và Dầu khí sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm tới”, đại diện BSC nhận định.

Đánh giá về khả năng của thị trường, Chủ tịch Vũ Bằng cho rằng,  hiện tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang ổn định, do đó không có lý do để khẳng định việc xuất hiện trạng thái bong bóng trên TTCK Việt Nam. Bên cạnh đó, với các yếu tố nội tại như vậy, tác động của các diễn biến trên thị trường quốc tế đối với Việt Nam theo đánh giá phải thấp hơn các nước khác. “UBCK đánh giá, mối liên thông của TTCK Việt Nam với TTCK Trung Quốc là rất hạn chế”- ông Vũ Bằng nói.

Từ đầu năm 2016, chỉ trong 12 phiên liên tiếp, khối ngoại đã bán ròng hơn 630 tỷ đồng trên sàn HOSE. Các mã bluchips dẫn đầu trong danh sách bán ròng của họ như VIC, HPG, VCB, PAN, BID…. Theo UBCKNN, việc ổn định tâm lý nhà đầu tư, cũng như sự phối hợp của các CTCK và các Công ty niêm yết trong bình ổn thị trường là rất quan trọng, tránh gây ảnh hưởng và làm thiệt hại cho các nhà đầu tư. 

Theo Tiền phong
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp
Bất chấp suy thoái, thị trường văn phòng phẩm thông minh mỗi ngày kiếm hơn 35 tỷ đồng?

Sau năm 2022 cực kỳ thành công khi cả doanh thu và lợi nhuận đạt giá trị 487,1 triệu USD (BlueWeave Consulting), tưởng chừng thị trường văn phòng phẩm và thiết bị văn phòng Việt Nam sẽ tận dụng đà hồi phục để bùng nổ hơn nữa trong năm 2023 nhưng báo cáo tài chính của ngành hàng này vừa cho thấy kết quả ngược lại.

Bất chấp suy thoái, thị trường văn phòng phẩm thông minh mỗi ngày kiếm hơn 35 tỷ đồng
Giá vàng sáng 16/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 16/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Giá vàng sáng 16 4
Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3

Thị trường trái phiếu bền vững của các nền kinh tế thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã mở rộng 29,3% trong năm ngoái, vượt xa mức tăng trưởng 21% của thị trường trái phiếu bền vững toàn cầu và khu vực đồng euro, báo cáo mới vừa công bố ngày 21/3 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết.

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3

TIN MỚI

Return to top