ClockThứ Năm, 21/02/2019 10:01

Chuột nâu Úc là động vật có vú đầu tiên tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu

Chính phủ Úc xác nhận sự tuyệt chủng đầu tiên của một loài động vật có vú là kết quả của sự biến đổi khí hậu do con người gây ra.

Ngành đánh bắt cá của Philippines đối mặt nguy cơ biến mất vào năm 2050Đại dương nóng lên đe doạ làm tuyệt chủng nhiều động vật biển hoang dãNhững giống gà sắp tuyệt chủng vì… không ai ănVoi, hổ, sư tử… có thể tuyệt chủng vào năm 2100

Chính phủ Úc tuyên bố sự tuyệt chủng của loài chuột nâu Bramble Cay melomys do hậu quả của biến đổi khí hậu do con người gây ra - Ảnh: QUEENSLAND ENVIRONMENTAL PROTECTION AGENCY

Bộ trưởng Môi trường Úc Melissa Price ngày 20/2 tuyên bố rằng tình trạng của Bramble Cay melomys, một loài gặm nhấm bản địa sống ở cực bắc Bramble Cay của nước Úc, đã thay đổi từ "nguy cấp" sang "tuyệt chủng".

Tân Hoa xã cho biết quyết định tuyên bố tuyệt chủng đối với loài gặm nhấm này được đưa ra 3 năm sau khi chính quyền Queensland đi đến kết luận tương tự và 10 năm sau khi loài này được nhìn thấy lần cuối.

Giám đốc chính sách liên bang về Đời sống Hoang dã, ông Tim Beshara nói rằng kế hoạch 5 năm từ năm 2008 để cứu loài gặm nhấm đã không được xem xét lại cho đến khi loài này được công nhận đã tuyệt chủng.

Trong báo cáo của chính quyền Queensland có đoạn: "Đây là đại diện cho sự tuyệt chủng được ghi nhận đầu tiên về một loài có vú dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu do con người gây ra".

Trước đó, bản kế hoạch "bảo tồn và khôi phục" số lượng cho loài chuột này năm 2008 có viết là "hậu quả của biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng và sự tăng cường của các cơn bão nhiệt đới tác động đến sự tồn tại của loài Bramble Cay melomys".

Thượng nghị sĩ Janet Rice, chủ tịch ủy ban điều tra cuộc khủng hoảng tuyệt chủng tại Úc, cho biết: "Sự tuyệt chủng của loài Bramble Cay melomys nên là một thảm kịch quốc gia và sự thất bại của chính phủ trong việc bảo vệ gần 500 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng ở Úc là một câu hỏi lớn".

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top