ClockChủ Nhật, 04/05/2014 06:28

Chuyến công tác ở đảo An Bang

TTH - Ngày 25/10/2012, trung úy, bác sĩ Trương Xuân Hoàn cùng với ba đồng nghiệp khác gồm các thiếu úy, y sĩ: Ngô Bá Hữu, Hoàng Quân Vũ và Phan Anh Tuấn công tác tại Bệnh viện Quân y 268, quân khu 4 nhận quyết định lên đường ra quần đảo trường sa nhận nhiệm vụ mới; sau một năm công tác trên đảo an bang thuộc quần đảo Trường Sa họ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao…

Được ra đảo phục vụ là một vinh dự lớn…

Bên cột mốc chủ quyền

Một ngày giữa tháng 4/2014, chúng tôi hẹn gặp Trung úy, Bác sĩ Trương Xuân Hoàn hiện đang công tác tại Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Quân y 268. Do đặc thù công việc và số lượng bệnh nhân đến khám tại khoa rất đông, câu chuyện giữa chúng tôi thường xuyên gián đoạn. Kể về những ngày cùng anh em, đồng đội công tác trên đảo An Bang thuộc Quần đảo Trường Sa, anh như trở lại với biết bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu cảm xúc dâng trào của những ngày vượt nắng, thắng mưa nơi địa đầu Tổ quốc…

Cùng với 3 đồng đội ở Bệnh viện Quân y 268, sau 13 ngày lênh đênh trên biển, khi đặt chân lên đảo An Bang, Hoàn và đồng đội được biên chế về nhận công tác ở Bệnh xá đảo... Trung úy, Bác sĩ Trương Xuân Hoàn bộc bạch: Là những thanh niên còn rất trẻ chưa ai có vợ, nên khi biết mình được đi ra đảo công tác ai cũng háo hức, chờ ngày lên đường. Ban đầu anh em cũng có vài lo lắng do hạn chế về kinh nghiệm nghề nghiệp, không biết ở ngoài đảo cơ sở vật chất trang thiết bị y tế có bảo đảm hay không...? Khi bước chân lên đảo, được sự động viên khích lệ của cán bộ, chiến sĩ nên chúng em rất yên tâm tư tưởng. Trong những năm gần đây, được sự đầu tư nên Bệnh xá đảo An Bang tuy khiêm tốn về diện tích phòng bệnh và giường bệnh, nhưng hệ thống trang thiết bị y tế, cơ số thuốc tương đối đầy đủ, bệnh xá xử lý được các bệnh nặng như đau ruột thừa, viêm dạ dày...”.
Qua một năm công tác trên đảo, mặc dù điều kiện cuộc sống, điều kiện làm việc hết sức khó khăn, thiếu thốn. Nhưng bằng tình yêu nghề nghiệp, bằng trách nhiệm của người lính quân y, cùng với vinh dự là được góp một chút sức lực nhỏ bé phục vụ cán bộ chiến sĩ nơi đầu sóng, ngọn gió; tổ công tác đặc biệt của Bệnh viên Quân y 268 đã vượt qua gian khổ, tìm tòi học hỏi, khắc phục khó khăn, cùng nhau xây dựng bệnh xá đảo An Bang thật sự là chỗ dựa tin cậy cho các bệnh nhân là cán bộ, chiến sĩ trên đảo và những ngư dân gặp bệnh tật, tai nạn khi đi đánh bắt cá trên biển... “Sau một năm công tác trên đảo An Bang, anh em trong Bệnh xá đảo đã tổ chức khám bệnh, điều trị và cấp thuốc cho trên 300 lượt bệnh nhân, riêng ngư dân đánh bắt xa bờ là gần 130 người, trong đó có 4 bệnh nhân phải cấp cứu và nằm điều trị dài ngày ở bệnh xá. Với anh em cán bộ quân y chúng tôi, được ra đảo phục vụ cán bộ chiến sĩ là một niềm vinh dự lớn trong đời…” Thiếu úy, Y sĩ Ngô Bá Hữu cho chúng tôi biết thêm.
Nhiều kỷ niệm
Qua một năm công tác ngoài đảo An Bang, cuộc sống và công việc hàng ngày của cán bộ chiến sĩ gặp không ít khó khăn gian khổ, nhưng cũng là kỷ niệm khó có thể quên trong trong đời. Khi nhắc lại kỷ niệm đáng nhớ nhất, Trung úy Bác sĩ Trương Xuân Hoàn cho biết, đó là lần đầu tiên anh em bệnh xá đảo tổ chức cấp cứu thành công bệnh nhân Nguyễn Văn Tâm (30 tuổi) quê ở Quảng Ngãi được các ngư dân trên tàu đưa lên bệnh xá trong tình trạng sốt cao, nôn mửa liên tục, đau bụng đi ngoài. Sau khi tổ chức hội ý và khám cho bệnh nhận, anh em chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm trùng nhiễm độc và truyền dịch cho bệnh nhân. Nhờ sự cứu chữa kịp thời, bệnh nhân đã qua khỏi cơn đau… Còn đối với Thiếu úy, y sỹ Phan Anh Tuấn thì ấn tượng nhất là những lần được đón đoàn trong đất liền ra thăm đảo. Mỗi khi nghe tin có đoàn ra thăm cả đêm không tài nào em ngủ được, chỉ mong sao trời mau sáng để được gặp đoàn. Trong một năm công tác trên đảo An Bang chúng em được đón 6 đoàn công tác từ đất liền ra thăm, trong đó có đoàn của lãnh đạo Tỉnh Thừa Thiên Huế… “Mỗi lần có đoàn ra thăm đảo bọn em cảm giác như được ở trên đất liền, hồ hởi thoải mái, họ mang không khí cả đất liền ra đảo mà anh…”. Phan Anh Tuấn nói thêm.
Nhưng có lẽ kỷ niệm khó quên nhất là vào tháng 6-2013 khi 3 trong bốn anh em được đón bố của mình ra thăm và ở lại trên đảo cùng nhau đến 5 ngày. Theo các anh được gặp bố nơi vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc là một khoảnh khắc thật khó tả. Trung úy Trương Xuân Hoàn cho biết: Khi nghe cấp trên thông báo có bố ra thăm chúng em không thể ngờ được; không ngờ vì điều kiện đi lại khó khăn và dài ngày đến thế mà các cấp đã quan tâm để người thân được ra thăm đảo và thăm chúng tôi. Đây là động lực hết sức quan trọng, tiếp thêm sức mạnh để chúng tôi vượt qua tất cả khó khăn, nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao”.
Lê Sáu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6: Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi

Cuộc đánh chiếm đảo Cô Lin của kẻ thù vào năm 1988 đã thất bại trước sự anh dũng, kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ Hải quân. Hình ảnh con tàu HQ 505 huyền thoại bốc cháy thành ngọn lửa quyết tử để giữ được đảo Cô Lin luôn in hằn trong trí nhớ người dân Việt Nam. Cô Lin ngày xưa kiên cường, Cô Lin ngày nay luôn chắc tay súng, thường trực cảnh giác để canh giữ trời biển. Gió biển vẫn mát rượi thổi vào đảo như tình yêu quê hương…

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6 Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi
Điểm sáng trong công tác tuyên truyền

Thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, hết lòng hỗ trợ ngư dân, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) cảng Thuận An là điểm sáng, đạt hiệu quả cao trong tuyên truyền về không khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU); tuyên truyền ngư dân đồng lòng trong phòng, chống hoạt động giã cào trái phép.

Điểm sáng trong công tác tuyên truyền
Return to top