Chính trị - Xã hội An sinh xã hội
Chuyển dịch cơ cấu việc làm cho lao động nông thôn
TTH - Nông thôn Thừa Thiên Huế hiện chiếm hơn 3/4 diện tích đất tự nhiên và hơn 70% số dân toàn tỉnh. Lực lượng lao động ở lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, phần lớn dựa vào kinh nghiệm, thói quen. Việc tập trung đào tạo các nghề phi nông nghiệp (chiếm 70%), trong đó chủ yếu là du lịch và may công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu việc làm cho lao động nông thôn (LĐNT).
Theo khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, toàn tỉnh có gần 62.000 lao động có nhu cầu học nghề, trong đó có trên 22.700 lao động muốn học các nghề thuộc lĩnh vực du lịch - dịch vụ; 24.700 lao động muốn học nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và 14.400 lao động có nhu cầu học nghề thuộc lĩnh vực nông-lâm-thuỷ sản. Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có trên 12.280 LĐNT được đào tạo nghề, trong đó có 3.590 lao động (chiếm tỷ lệ 29%) học các nghề nông nghiệp và có đến gần 8.700 lao động được đào tạo các nghề phi nông nghiệp (chiếm trên 70%). Tám tháng đầu năm, toàn tỉnh đã dạy nghề cho 1.850 LĐNT gồm: may công nghiệp, điện dân dụng, hàn, sửa chữa máy kéo công suất nhỏ, phục vụ bàn, chế biến món ăn…
![]() |
Đào tạo nghề cho lao động A Lưới |
Nếu như trước đây, một trong những rào cản nâng cao chất lượng đào tạo nghề là cơ sở hạ tầng, trang thiết bị ở các trường nghề còn đơn điệu, cũ kỹ, “dạy chay, học chay” thì giờ đây đã được đầu tư đúng mức. Chỉ tính riêng giai đoạn 2010-2012, tổng kinh phí cho dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 60 tỷ đồng, trong đó, tập trung xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, hỗ trợ lao động nông thôn học nghề… Nói về những ưu điểm trong việc chuyển dịch cơ cấu việc làm, ông Nguyễn Thanh Kiếm, Giám đốc Sở Lao động TB&XH cho biết: Đã có sự quan tâm nhiều hơn của các cấp chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức xã hội trong việc dạy nghề cho lao động nghèo. Nhiều hộ đã thoát nghèo sau khi được đào tạo nghề và có việc làm ổn định.
Chuyển dịch cơ cấu việc làm từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, tâm lý của nhiều gia đình ở nông thôn vẫn ngại cho con đi học nghề. Hơn nữa, thanh niên ở các địa phương vào các tỉnh phía
Một số vấn đề được đặt ra tại hội nghị sơ kết 8 tháng đào tạo nghề, đó là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người lao động về vai trò của lao động nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các đề án, dự án để huy động nhiều nguồn lực cho phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn. Xây dựng quy chế chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào công tác đào tạo nghề. Các ngành nghề truyền thống sẽ được phát triển để nâng cao vai trò của nghệ nhân tham gia đào tạo nghề truyền thống ở địa phương có khả năng tự tạo việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, nhiều đơn vị đào tạo còn băn khoăn về chất lượng dạy nghề, bởi chỉ với thời gian 3 tháng, để lao động có được một nghề là không dễ dàng. Theo ý kiến của Ban Chỉ đạo đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh, các huyện cần tập trung nhân rộng các mô hình hiệu quả và xác định được đầu ra. Còn nghề dạy sẽ không hạn chế thời gian nếu những nghề có kinh phí vượt kế hoạch tài chính thì huy động nguồn ngân sách địa phương và đóng góp của người học.
Mới đây, tỉnh Thừa Thiên Huế có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo 1956 của Trung ương, ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục dạy nghề đánh giá: Thừa Thiên Huế là tỉnh triển khai đề án dạy nghề cho LĐNT một cách bài bản, huy động được nhiều lực lượng tham gia. Các cấp, các ngành cần xây dựng cộng đồng trách nhiệm giữa các bên có liên quan (Nhà nước - doanh nghiệp - cơ sở dạy nghề - người học…), nhất là, cần phân công rõ ràng đối với từng cấp trong thực hiện. Cần tập trung xây dựng lộ trình ở các trường, trung tâm dạy nghề cấp huyện, nhất là chú ý đến việc đào tạo nghề cho các xã xây dựng nông thôn mới. Đó là cấp uỷ, chính quyền các cấp cần chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn để lao động nông thôn chủ động, tích cực tham gia để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Huế Thu
- Mức thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án (05/03)
- Tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới (05/03)
- Bến Ván thay đổi (05/03)
- Người cán bộ cách mạng mẫu mực (05/03)
- Bứt phá trong công tác cải cách hành chính ở Quảng Điền (05/03)
- Triển khai trên 76 đợt tuần tra tại Bệnh viện Trung ương Huế (04/03)
- “Bữa cơm gia đình đoàn viên” (04/03)
- Chủ tịch UBND tỉnh phát động phong trào "Mai vàng trước ngõ" (04/03)
-
Tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới
- Người cán bộ cách mạng mẫu mực
- “Bữa cơm gia đình đoàn viên”
- Chú trọng kiểm tra, giám sát lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm
- Bàn giao “Mái ấm niềm tin” cho phụ nữ nghèo
- Không vì dịch bệnh mà làm ảnh hưởng tiến độ các dự án trọng điểm
- Ra quân Tháng Thanh niên năm 2021
- Chủ tịch UBND tỉnh trao quyết định bổ nhiệm 2 phó chánh thanh tra tỉnh
- Thừa Thiên Huế ấn định 14 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021- 2026
- Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ thăm lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch COVID-19
-
Đối tượng chuyên trộm cây cảnh sa lưới
- Thừa Thiên Huế sẽ thành thành phố trực thuộc Trung ương
- Xử phạt người đưa thông tin: “Chính sách một vợ được lấy nhiều chồng để giải quyết tình trạng dư thừa nam giới”
- Khen thưởng Công an TX. Hương Trà phá thành công chuyên án lừa đảo bằng công nghệ cao
- Trước công sở xứ Huế nên trồng hoàng mai
- Xử lý nhiều vụ việc liên quan đánh bạc
- Mạnh tay với “quái xế”
- Bắt giam nguyên Giám đốc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP. Huế
- Hơn 1.400 thanh niên lên đường nhập ngũ Cập nhật
- Triệt phá thành công đường dây cá độ bóng đá với quy mô lớn