ClockThứ Tư, 07/07/2010 20:58

Chuyện về người hát ca khúc của World Cup 2010

TTH - Những ngày này những giai điệu của ca khúc "Wavin’ Flag," nhạc phẩm của nghệ sĩ rap Canada gốc Somalia K’Naan, đã trở nên quen thuộc với những người hâm mộ bóng đá toàn cầu mùa World Cup 2010.
Nghệ sĩ rap Canada gốc Somalia K’Naan. (Nguồn: Internet)

Tên tuổi của tác giả kiêm ca sĩ thể hiện ca khúc, K’Naan bỗng chốc nổi tiếng, được nhiều người biết đến. Nhưng có lẽ mọi người chỉ biết đến K’Naan hôm nay với ca khúc "Wavin’ Flag," mà ít biết về cuộc sống của người nghệ sĩ này trước khi ca khúc của World Cup 2010 ra đời.

Từ những kỷ niệm buồn về Somalia
 
Đội tuyển bóng đá Somalia không lọt vào vòng chung kết World Cup năm nay do những trận thua mà người hâm mộ cho là bởi sự kém cỏi của khu trung tuyến, và do trọng tài có vấn đề... Tuy nhiên, họ thất bại không chỉ vì thế.
 
Những cuộc đấu súng giữa Chính phủ và các tay súng trong nhóm quân sự al-Shebab - những người muốn thiết lập một hệ thống Hồi giáo theo kiểu Taliban ở Somalia - đã làm ảnh hưởng tới việc luyện tập của đội tuyển, khiến họ không thể có phong độ tốt nhất khi thi đấu.
 
Tuy nhiên, bù lại, Somalia sẽ hiện diện tại World Cup 2010 qua giọng ca lừng danh của K’Nann, chàng ca sĩ gốc Somalia. Tên thật là Keinan Warsame, tiếng hát của anh sẽ vang lên trong từng trận đấu của giải bóng đá lớn nhất hành tinh kéo dài 4 tuần.
 
Nghệ sĩ 31 tuổi này đã nói với báo giới rằng: “Cho dù bạn ủng hộ đội bóng nào thì World Cup là cơ hội lớn cho châu Phi. Châu lục này vẫn bị coi là nơi có nhiều điều tiêu cực, nhưng World Cup sẽ giúp cân bằng lại và để thế giới nhìn nhận châu Phi theo cách tích cực hơn.”
 
K’Naan hiểu rõ được bức tranh tiêu cực của châu Phi khi năm 1991 anh đã phải trốn khỏi Somalia cùng gia đình sau khi chứng kiến nhiều người bạn bị giết lúc xảy ra nội chiến. K’Naan lớn lên ở Canada và Mỹ, nơi ca sĩ gangsta-rap này đã tạo dựng được sự nghiệp âm nhạc với những câu chuyện về cuộc sống và cái chết trên các đường phố tồi tàn của thủ đô Mogadishu. Album đầu tay được nhiều ca ngợi của anh - "The Dusty Foot Philosopher" - đã giành được giải Âm nhạc Quốc tế của BBC Radio 3 hồi năm 2007.
 
Nền tảng gia đình của K’Naan là một minh chứng cho những gì đã diễn ra ở Somalia, một đất nước suy tàn từ gần 20 năm qua. Cha anh là một trí thức, còn mẹ là một ca sĩ tài năng và ca sĩ rap này từng có những tháng ngày hạnh phúc ở ngoại ô thủ đô Mogadishu thịnh vượng hướng ra Ấn Độ Dương. Nhưng vào năm 1991, khi chế độ của độc tài Siad Barre sụp đổ, Somalia đã chìm trong nội chiến và chẳng ai còn được an toàn. “Tôi vẫn còn nhớ những chiếc xe tăng xếp hàng dài trên đường phố, thấy nhiều người có vũ khí và nhiều thứ bị đốt trên đường phố,” K’Naan kể.
 
Gần như sáng nào cũng cầu xin các nhà chức trách của Đại sứ quán Mỹ trong suốt 6 tháng trời, cuối cùng mẹ K’Naan cũng thuyết phục được một quan chức chấp nhận hồ sơ của họ vào ngày trước khi Đại sứ quán đóng cửa. Gia đình anh rời khỏi Mogadishu như thế.
 
Người được World Cup lựa chọn
 
Tuy nhiên, khi tới Mỹ và sau đó là Canada, anh lại sa vào một nhóm bạo lực liên quan đến các băng nhóm đường phố tại các khu vực của người da màu, nơi nhiều người Somali nhập cư sống. “Người Somalia không được đối xử tử tế. Ở đây luôn có xung đột, cứ như thể chúng tôi đến từ một thế giới khác,” K’Naan bức xúc nói.
 
K’Naan đã bị bắt nhiều lần, trong khi hầu hết bạn bè thân thiết của anh đã chết hoặc bị ngồi tù. Ca sĩ rap này còn bị truy nã vì tham gia các cuộc tấn công bạo lực và có vũ khí. K’Naan đã trở về Mỹ trong 6 năm và bắt đầu tạo dựng sự nghiệp âm nhạc. Phần ca từ trong các ca khúc của anh nêu bật rằng mặc dù cuộc sống ở các khu của người da màu ở Mỹ vô cùng khắc nghiệt, nhưng nó khác xa với những gian khổ của cuộc sống ở những thành phố châu Phi như Mogadishu.
 
Coca Cola đã quyết định chọn ca khúc của K’Naan sau quá trình tìm kiếm hàng trăm ca sĩ. Ông Joe Belliotti, giám đốc marketing giải trí toàn cầu của Coca Cola nói rằng âm nhạc, nhân cách và câu chuyện cuộc đời anh còn quan trọng hơn việc anh có phải là người Nam Phi hay không.
 
Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

220 năm quốc hiệu Việt Nam

“220 năm quốc hiệu Việt Nam – những chặng đường lịch sử (1804-2024)” là chủ đề cuộc hội thảo khoa học do Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức, diễn ra sáng 23/4 tại TP. Huế.

220 năm quốc hiệu Việt Nam
Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế ngày 22/4 cho biết, trong khuôn khổ các hoạt động năm Du lịch quốc gia 2024 và Kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra tại Điện Biên, đơn vị đã đưa triển lãm chuyên đề “Huế - Di sản văn hoá, điểm đến tiềm năng” giới thiệu đến với công chúng.

Đưa triển lãm di sản văn hóa Huế đến Điện Biên
Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sau khi đi qua nhiều tỉnh, thành đã đến Huế trình diễn vào tối 21/4 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, 41A Hùng Vương, TP. Huế.

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

TIN MỚI

Return to top