ClockThứ Tư, 06/12/2017 06:01

Cô gái Huế có khát vọng vươn ra thế giới

TTH - Theo đuổi sự khác biệt, tìm tòi những vấn đề hóc búa mà thế giới đối mặt, đưa ra những kiến nghị có vai trò thúc đẩy nhận thức của người trẻ trên toàn cầu là công việc mà cô sinh viên trẻ Đặng Thị Thanh Thương (Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế) đang âm thầm theo đuổi.

Son dưỡng môi từ củ quảSinh viên đạt 2 giải thưởng toán và một phương pháp học khác“Cháy” hết mình trong từng bài giảng

Trở về từ Diễn đàn Tiếng nói tương lai, một trong những sự kiện quan trọng nằm trong khuôn khổ các hoạt động Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng, sau gần một tháng Thương vẫn lâng lâng cảm xúc.

Thanh Thương (giữa) cùng bè bạn quốc tế trong một đợt tham gia diễn đàn giao lưu. Ảnh: NVCC

Đề nghị lập hệ thống trường đại học APEC

“Để trở thành thành viên chính thức của diễn đàn thật không đơn giản. Nó vừa là sự cố gắng, vừa là cơ duyên để em có mặt, rồi được thay mặt nhiều bạn trẻ khác viết tham luận, trình bày chính kiến với vai trò là một người trẻ của nước chủ nhà”, Thương chậm rãi khi nhớ về những ngày đầu tiên hồi hộp chờ kết quả sau khi nộp hồ sơ tham gia diễn đàn. Em đã trúng tuyển. Nhưng để lọt qua những vòng kiểm tra khắc khe ấy, cô gái Huế có khuôn mặt nhỏ xinh nhưng luôn tự tin đã phải thể hiện xuất sắc phần phỏng vấn tiếng Anh với vốn kiến thức sâu rộng, bao quát. Ngoài ra, thành tích học tập nổi bật cũng như từng giành được suất học bổng lãnh đạo trẻ tại Hoa Kỳ đã giúp Thương khẳng định được vị thế của bản thân trước một “rừng người” giỏi giang đến từ nhiều nền kinh tế thành viên APEC.

Bằng chất giọng truyền cảm, cô sinh viên sinh năm 1996 tự tin khi phát biểu những quan điểm của bản thân về thách thức mà thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều những căng thẳng chính trị, xã hội và quá trình toàn cầu hóa, dù có những thuận lợi nhưng những thách thức đối với giới trẻ cũng không hề nhỏ. “Vì vậy, đòi hỏi thế hệ trẻ chúng ta cần đối mặt với những thách thức để xây dựng một tương lai chung”, Thương dẫn lại lời phát biểu của mình. Tiếp đó, Thương đề xuất hai giải pháp chính với diễn đàn, đó là phát triển nhân lực trong thời đại công nghệ cùng với chính sách khởi nghiệp, đổi mới và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo Thương, phát triển nhân lực trong thời đại công nghệ, việc thiếu cơ hội và công bằng giữa thanh niên của các nền kinh tế là vấn đề gây tranh cãi. Thương nêu ví dụ về việc ứng tuyển một công việc ở nước ngoài rất khó khăn bởi những vấn đề về visa và chính sách nhập cư. Ví dụ, nếu muốn làm việc ở Hoa Kỳ, thậm chí đã được một công ty ở nước này mời đi làm, nhưng vẫn còn rào cản như việc công ty yêu cầu phải chứng minh được sẽ cống hiến gì cho họ. Quá trình này rất phức tạp, tốn kém.

Thương kiến nghị xây dựng hệ thống trường đại học APEC được chuẩn hóa bởi APEC. Các trường học này phải cam kết đáp ứng được các tiêu chuẩn giáo dục của APEC và phải cam kết cung cấp cho sinh viên cơ hội trao đổi trong phạm vi hệ thống. Thương còn kiến nghị tạo một cơ sở dữ liệu giúp sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm những công việc ở nước ngoài và tin rằng nhờ công nghệ số, dù có ở trong nhà thì vẫn có thể tạo ra lợi nhuận.

Theo đuổi vấn đề biến đổi khí hậu

Vấn đề chính sách khởi nghiệp cũng được Thương đưa lên bàn cân. Thương cho rằng, có thể thấy sự thiếu hụt cả về năng lực quản lý điều hành và cơ hội hợp tác. Không phải tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều được định hướng và đi đúng đường trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ đó, cần thành lập Ban Tổ chức các tuần lễ doanh nghiệp để nâng cao sự cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp trẻ. Tuần lễ sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp trẻ các khóa đào tạo và kết nối mạng lưới kinh doanh. “Mạng lưới doanh nghiệp khu vực nên có những viện trợ làm giảm bớt gánh nặng tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Thương nói thêm.

Ngoài những vấn đề Thương thể hiện quan điểm, có vấn đề mà em đang miệt mài nghiên cứu, đó là biến đổi khí hậu. Vì thế, ngay từ khi còn là cô học sinh chuyên Anh, Trường THPT chuyên Quốc Học, Thương đã chọn theo đuổi ngành học kinh tế và quản lý tài nguyên môi trường. Thương trầm tư: “Biến đổi khí hậu là khủng hoảng lớn mà cả thế giới đang phải đối mặt. Là người trẻ em thấy rằng mình cần tiên phong. Nhưng tiên phong không là chưa đủ, phải học thật giỏi, nghiên cứu thật sâu để đưa ra những bằng chứng, công bố với mọi người bằng dữ liệu khoa học”.

Hỏi sợ nhất điều gì, Thương nói sự tụt hậu. Vì thế, Thương luôn tự định hướng cho chính bản thân, vượt qua một vài định kiến xã hội. Những lúc rơi vào hoàn cảnh khó khăn, Thương cũng cho đó là một nút thắt, rồi từ từ tháo gỡ. “May mắn của em khi có gia đình luôn ủng hộ, quan tâm những vấn đề em theo đuổi. Nhờ đó, mà khi nào em cũng thấy mình dồi dào năng lượng, động lực”, Thương tâm sự và cho biết sẽ tìm học bổng để đi du học, nghiên cứu lĩnh vực biến đổi khí hậu sau khi tốt nghiệp vào mùa hè năm sau.

Mỗi nơi Thương đi gắn liền với câu tục ngữ “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Thương kể học được rất nhiều từ bạn bè quốc tế cũng như trong nước từ phong cách, khả năng ngoại giao... Mỗi lần giao lưu, Thương cũng không quên giới thiệu về Huế, một “đặc sản” mà em luôn tự hào. Thương kể nhiều cho bè bạn về du lịch, di sản Huế, rồi hứa hẹn một lời mời sẽ làm hướng dẫn viên trước sự háo hức của nhiều người. Chặng đường phía trước còn dài, Thương vẫn đang miệt mài tìm con đường riêng cho chính bản thân. Để rồi, khi kết thúc mỗi cuộc trò chuyện, Thương thường dẫn lại câu nói: “Nếu muốn đi nhanh hãy đi một mình, còn nếu muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau”.

PHAN THÀNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sau khi đi qua nhiều tỉnh, thành đã đến Huế trình diễn vào tối 21/4 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, 41A Hùng Vương, TP. Huế.

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế
Hy vọng cho đá cầu Huế

Khởi đầu thành công ở giải đấu đầu tiên, đá cầu Thừa Thiên Huế tiếp tục hy vọng sẽ có được những thành tích cao trong năm 2024 này. Đặc biệt hơn khi Thừa Thiên Huế vinh dự được chọn làm đơn vị đăng cai tổ chức Giải vô địch Đá cầu châu Á 2024.

Hy vọng cho đá cầu Huế
Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế

Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn tại Thừa Thiên Huế. Hiện, nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc đã đầu tư có hiệu quả tại tỉnh. Cùng với đó, một số dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu đầu tư, hứa hẹn sẽ mở ra những cơ hội mới.

Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế
Return to top