ClockChủ Nhật, 26/03/2017 16:12

Cô giáo trường làng và giải thưởng triệu đô

Ở ngôi làng Salluit của người Inuit phía bắc Quebec, Canada, hầu như thầy cô nào tới đó cũng không trụ nổi hết một năm. Nhưng cô giáo Maggie MacDonnell không những đã vượt qua một năm thử thách đó mà còn ở tiếp thêm năm năm nữa.

Phần Lan sẽ bỏ hết tất cả các môn học riêng biệt vào năm 2020Bà Obama gây bất ngờ trong lớp học ở WashingtonTrường học, việc làm đóng vai trò quan trọng để đánh bại IS

Cô giáo Maggie MacDonnell nâng cao biểu tượng giải thưởng Nhà giáo toàn cầu cùng một trong ba học sinh đi cùng cô tới Dubai nhận giải - Ảnh: AP

Trước đó, cô từng có khoảng thời gian giảng dạy tại một số nước như Botswana, Tanzania và Congo.

Tại ngôi làng giá lạnh thuộc Bắc Cực này, cách duy nhất người ta có thể đến được là bằng máy bay. Cả làng chỉ có hơn 1.300 cư dân và cuộc sống vô cùng khó khăn, khắc nghiệt.

Nát rượu, nghiện ngập và tự tử trở thành những tệ nạn đặc hữu của khu vực này. Năm 2015 ngôi làng đã chứng kiến sáu trường hợp tự tử, đều trong độ tuổi từ 18-25. Cuộc sống với những điều kiện tồi tệ đã tạo nên cái vòng luẩn quẩn.

Giáo viên nào tới đây rồi cũng chỉ chưa đầy năm lại tìm đường ra đi vì không chịu nổi. Điều này càng khiến sự học của lũ trẻ khó khăn hơn, theo đó đời sống người dân đã khó lại càng thêm khó vì thất học.

Nhưng rồi sự xuất hiện của cô giáo Maggie MacDonnell đã chứng tỏ với các học sinh cũng như người dân làng Salluit rằng không có gì là không thể giải quyết.

Cô gây được đủ nguồn quỹ đóng góp để xây một căn bếp cộng đồng mới rồi chỉ cho học trò cách quản lý. Cô cũng là người đã vận động để mang được nguồn tài trợ về cho chương trình dinh dưỡng trong trường học, dạy trẻ biết cách ăn ngon và nấu đồ ăn ngon cho nhau.

Cô cũng là người khuyến khích các bé gái, vốn là những người bị dồn lên vai rất nhiều trách nhiệm gia đình, biết nhìn xa hơn về tương lai và đeo đuổi những cơ hội trước nay vốn được quan niệm chỉ dành cho các bạn trai.

Dưới sự hướng dẫn của cô Maggie MacDonnell, các học trò của cô đã gây được nguồn quỹ hơn 37.000 USD cho hoạt động phòng chống bệnh tiểu đường.

Không chỉ thế, cô còn mở các trung tâm bồi dưỡng thể lực, giúp các em có điều kiện tham gia các lớp chia sẻ kỹ năng phòng tránh tự tử và có một cửa hàng đồ cũ hỗ trợ không chỉ cho các học trò mà cả những người khó khăn xung quanh.

Cô chia sẻ với báo Canadian Press: “Ký ức vẫn luôn ám ảnh khi tôi nhìn thấy các em thiếu niên người Canada, những người bạn cùng lớp của chính đứa trẻ đã chết, lại đang trực tiếp đào huyệt cho bạn mình theo đúng nghĩa đen. Chỉ tới khi đến Salluit tôi mới biết đó là một điều có thật ở Canada”.

Nhưng từ thực tế kinh khủng đó, cô MacDonnell vô cùng khâm phục các em khi chứng kiến chúng đã kiên cường như thế nào để đối mặt và vượt qua những cảnh huống bi kịch. Cô chia sẻ về niềm hạnh phúc khi có những học trò từng nói nếu không phải vì cô, em đã bỏ học đại học. Hay có em đã nói nếu không phải vì cô, em sẽ không theo đuổi tiếp một chương trình đào tạo mà cô MacDonnell tin em sẽ trở thành một trợ lý nha khoa người Inuit đầu tiên được cấp bằng.

Chính những đóng góp đặc biệt xuất sắc đó đã giúp cô MacDonnell vượt qua khoảng 20.000 ứng cử viên đến từ hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới để đoạt một trong những giải thưởng danh giá nhất dành cho các nhà giáo dục do Quỹ Varkey có trụ sở tại Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất trao tặng.

Chủ nhật rồi (19/3), cô giáo người Canada đã cùng ba học trò vinh dự tới Dubai để nhận giải thưởng cao quý “Nhà giáo toàn cầu” với trị giá 1 triệu USD do lãnh đạo Dubai đích thân trao tặng. Với cô, các em chính là những người đã góp phần lớn vào thành công đó.

Nhận giải thưởng lần này, cô MacDonnell đã có kế hoạch chi dùng. Theo đó, cô sẽ mở một tổ chức phi chính phủ để đưa văn hóa thuyền kayak trở lại với cộng đồng người Inuit, nhưng thông qua hoạt động quản lý môi trường có sự tham gia của các thanh thiếu niên.

Giải thưởng danh giá

Giải thưởng “Nhà giáo toàn cầu” là một trong những giải thưởng danh giá nhất được trao hằng năm để ghi nhận đóng góp xuất sắc của một giáo viên đã tạo nên thành tựu nổi bật trong sự nghiệp giáo dục.

Những nhà giáo được trao tặng giải thưởng này cũng là những người đã vận dụng cách thức giảng dạy đổi mới, sáng tạo trong truyền đạt kiến thức, đồng thời góp phần truyền cảm hứng, khuyến khích các em muốn đi theo con đường sư phạm.

Theo Tuổi trẻ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thừa Thiên Huế đạt 5 giải tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, đại diện Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh vừa thông tin về kết quả tham gia và đạt giải của tỉnh Thừa Thiên Huế tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022-2023) và Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ (KHCN) Việt Nam năm 2023.

Thừa Thiên Huế đạt 5 giải tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Huế được vinh danh là Thành phố Du lịch sạch ASEAN 2024

Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Văn Phúc cho biết, tối 26/1, trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch Đông Nam Á (ATF) sẽ có lễ trao giải thưởng Thành phố Du lịch sạch ASEAN, diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào. Ba thành phố đại diện cho Việt Nam được trao giải (có hiệu lực từ năm 2024 - 2026) là Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Quy Nhơn (tỉnh Bình Định).

Huế được vinh danh là Thành phố Du lịch sạch ASEAN 2024
Cô giáo nhiệt huyết ở vùng biên

Sinh năm 1994, tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ nhưng cô giáo Hồ Thị Dói, người đồng bào Pa Cô, giáo viên Trường mầm non Hương Lâm, xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, luôn được đồng nghiệp và học sinh hết lòng yêu mến.

Cô giáo nhiệt huyết ở vùng biên

TIN MỚI

Return to top