ClockThứ Hai, 21/10/2019 05:30

Cơ giới hóa sản xuất hàng lưu niệm, quà tặng

TTH - Để phát triển bộ sưu tập hàng lưu niệm, quà tặng Huế phục vụ khách du lịch và hướng đến xuất khẩu, năm 2019, nguồn vốn khuyến công (KC) tập trung hỗ trợ các cơ sở trang thiết bị máy móc và đào tạo nghề nhằm từng bước hoàn thiện bộ sưu tập, đồng thời tạo ra các sản phẩm lưu niệm, quà tặng đặc sắc.

Đa dạng hóa sản phẩm lưu niệm và quà tặngNâng cao năng lực thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ

Máy điêu khắc gỗ vi tính CNC 3D vận hành tối đa 6 trục xoay nên có thể điêu khắc cùng lúc 6 sản phẩm

Thành lập hơn 27 năm tại phường Thủy Châu (TX. Hương Thủy), đến nay Cơ sở điêu khắc mỹ nghệ Phúc Mai vẫn tập trung với các sản phẩm truyền thống, như điêu khắc tượng, tranh và các loại đồ gỗ mỹ nghệ. Với quan điểm muốn bảo tồn và phát triển nghề điêu khắc gỗ truyền thống của cha ông nên lâu nay cơ sở không đầu tư máy móc mà chủ yếu tận dụng bàn tay con người trong quá trình sản xuất, dẫn đến năng suất thấp, chất lượng không đồng đều và giá thành cao.

Sau khi tham gia trưng bày sản phẩm tại Fetsival Nghề truyền thống Huế 2019, cơ sở có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các cơ sở điêu khắc đến từ các tỉnh, thành phố trong nước với nhiều sản phẩm tinh xảo được điêu khắc bằng phương pháp mới dựa trên lập trình máy vi tính, sau đó khắc bằng công nghệ CNC 3D, vừa tiết kiệm nhân công, tạo sản phẩm điêu khắc gỗ hoàn hảo đáp ứng nhu cầu thị trường nên cơ sở lập đề án xin hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn KC để trang bị máy.

Chủ cơ sở điêu khắc mỹ nghệ Phúc Mai, ông Trần Văn Ngọ thông tin, máy điêu khắc gỗ vi tính CNC 3D có tổng kinh phí 215 triệu đồng, trong đó nguồn vốn KC hỗ trợ 100 triệu đồng. Sau khi đưa máy vào hoạt động, ngoài việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đồng đều hơn so với điêu khắc thủ công, hiện mỗi ngày cơ sở tiết giảm được 3 nhân công do máy vận hành tối đa 6 trục xoay, có thể điêu khắc cùng lúc 6 sản phẩm. Nhân công giảm, năng suất cao nên giá thành sản phẩm cũng giảm 1/3 so với trước. 

Theo ông Ngọ, cùng với sản xuất các sản phẩm tượng, tranh và đồ gỗ mỹ nghệ theo đơn hàng của đối tác, hiện cơ sở đang tập trung sản xuất các sản phẩm lưu niệm, quà tặng có kích thước nhỏ, gọn để phục vụ khách du lịch từ máy điêu khắc gỗ vi tính CNC 3D, đồng thời mở rộng nhà xưởng và tổ chức đào tạo nghề, chuẩn bị hàng hóa phục vụ thị trường Tết Canh Tý 2020.

Trưởng phòng Kinh tế TX. Hương Thủy, ông Dương Văn Chính nhận định, nhiều năm qua, nguồn vốn KC tỉnh đã hỗ trợ cho các DN, cơ sở sản xuất trên địa bàn nhiều đề án đầu tư máy móc thiết bị, đào tạo nghề để nâng cao công suất và phát triển ngành nghề trong nông thôn. Với tổng kinh phí hỗ trợ mỗi năm từ 100-300 triệu đồng, hiện hàng chục cơ sở đã thay đổi máy móc cũ, lạc hậu bằng các thiết bị tiên tiến góp phần tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng và có chỗ đứng trên thị trường.

Theo lãnh đạo thị xã, hiện trên địa bàn có trên 50 cơ sở công nghiệp nông thôn quy mô vừa và nhỏ rất cần sự hỗ trợ vốn để đầu tư máy móc, thiết bị. Qua khảo sát, mặc dù nhiều cơ sở đảm bảo các tiêu chí để lập đề án xin ngân sách KC, song theo quy định nguồn vốn KC chỉ hỗ trợ không quá 50% kinh phí, trong khi các cơ sở quy mô nhỏ không có vốn đối ứng nên nhiều cơ sở không thể tiếp cận vốn KC, đây chính là khó khăn lớn nhất để giải bài toán đưa cơ giới hóa vào sản xuất hàng lưu niệm, quà tặng.  

Thông qua nguồn vốn KC, năm 2019 trên địa bàn TX. Hương Thủy có 2 DN có sản phẩm được Bộ Công thương công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia, đó là sản phẩm tinh dầu xoa bóp và cao xoa bóp thương hiệu Kim Vui ở phường Thủy Phương và bộ sản phẩm nhạc cụ đàn Tân Châu ở xã Thủy Vân.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế

Phục vụ cho việc đánh giá, so sánh tiềm năng của xe máy điện trong lĩnh vực giao vận, UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc) và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện dự án thử nghiệm xe máy điện giao hàng tại TP. Huế.

Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế
Khai mạc giải đua ghe truyền thống phường An Đông

Sáng 16/3, tại khu vực sông An Cựu, UBND phường An Đông, TP. Huế tổ chức lễ khai mạc giải đua ghe truyền thống năm 2024 chào mừng kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024) và 17 năm thành lập phường An Đông. Tham dự có TUV, Chủ tịch UBND TP. Huế Võ Lê Nhật; lãnh đạo thành phố, các địa phương và đông đảo người dân trên địa bàn.

Khai mạc giải đua ghe truyền thống phường An Đông
Thông tin doanh nghiệp:
Tận hưởng hương vị kẹo đậu phộng Huế truyền thống tại Xưởng bánh kẹo Đại Nhân

Kẹo đậu phộng Huế từ lâu đã là món ăn truyền thống nổi tiếng được rất nhiều người yêu thích. Với mùi thơm và hương vị béo ngậy đặc trưng, bất kỳ ai khi nếm thử qua đều ấn tượng và khó có thể nào quên. Tự hào là nơi mang đến những gói kẹo đậu phộng chất lượng, Xưởng Bánh Kẹo Đại Nhân đang trực tiếp sản xuất và phân phối kẹo đậu phộng Huế toàn quốc. Được khách hàng tín nhiệm ưu tiên lựa chọn.

Tận hưởng hương vị kẹo đậu phộng Huế truyền thống tại Xưởng bánh kẹo Đại Nhân
Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đưa vào khai thác tuyến tàu du lịch Huế - Đà Nẵng

Ngày 14/3, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp, làm việc với Đoàn công tác Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam về công tác chuẩn bị đưa vào khai thác tuyến tàu Huế - Đà Nẵng. Tham dự buổi làm việc về phía Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có ông Trần Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh.

Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đưa vào khai thác tuyến tàu du lịch Huế - Đà Nẵng
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Quy trình sản xuất thang máng cáp giá rẻ tại Nhà Máy P69

Nhà Máy Cơ Khí P69 là đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực cung cấp và sản xuất thang máng cáp tại Việt Nam. Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành nghề, công ty luôn đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng với giá thành phù hợp.

Quy trình sản xuất thang máng cáp giá rẻ tại Nhà Máy P69

TIN MỚI

Return to top