ClockThứ Sáu, 25/11/2011 05:54

Có hay không việc lấn chiếm lối đi tại phường Vỹ Dạ?

TTH - Ông Nguyễn Quang Vinh và vợ là bà Lê Thị Huệ, hiện cư trú tại 45 Lâm Hoằng, phường Vỹ Dạ, TP Huế, gửi đơn đến Báo Thừa Thiên Huế phản ánh: Gia đình ông bị mời lên UBND phường để giải quyết theo đơn của ông Hoàng Lập, trú tại số 20 đường Trần Nguyên Hãn, khiếu nại gia đình ông Vinh lấn chiếm lối đi vào nhà ông Lập. Theo ông Vinh, việc ông Lập cho rằng gia đình ông Vinh lấn chiếm lối đi là không có căn cứ, kéo dài, không được giải quyết dứt điểm, gây mất ổn định cuộc sống gia đình ông.

Trước sau bất nhất

 

Theo đơn của ông Lập thì: ông được Nhà nước giao quyền sử dụng đất tại thửa đất 79, lô số 5, tờ bản đồ số 24 diện tích 187m2 thuộc khu vực 2 tổ 6 phường Vỹ Dạ. Sau đó ông nhận chuyển nhượng lô đất của ông Phan Châu Diễu (bên cạnh lô đất của ông Lập). Lối đi từ đường Lâm Hoằng vào 2 thửa đất này có bề rộng 3,5m. Vậy nhưng, ông Vinh làm nhà ở 47 Lâm Hoằng đã chiếm dụng lối đi này, và lợp tôn dài 8m, lấn sang phần đất của ông 30cm. Nay ông Lập làm nhà thì không có lối đi vào. Ông Lập yêu cầu UBND các cấp kiểm tra, giải quyết trả lại lối đi cho gia đình ông.

 

Ông Lập khẳng định trong văn bản là vậy (bị lấn đất và chiếm dụng lối đi, không có lối đi vào nhà). Nhưng, tại biên bản làm việc ngày 04/3/2011 giữa ông Lập và vợ chồng ông Vinh, bà Huệ, với sự chủ toạ của bà Nguyễn Thị Kim Loan, Chủ tịch UBND phường và ông Lê Văn Phú, cán bộ địa chính phường, và biên bản ngày 19/10/2011 (có đại diện UBND, UBMTTQVN phường Vỹ Dạ, đại diện VP-HĐND-UBND TP, phòng TN&MT, Phòng QLĐT, Đội QLĐT TP Huế, ông Lập và vợ chồng ông Vinh) thì ông Lập chỉ trình bày “hiện nay lối đi vào nhà ông quá hẹp, đề nghị gia đình ông Vinh di dời hàng rào vào sát tường nhà ông Vinh, để mở rộng lối đi vào nhà ông Lập và “đề nghị UBND TP, các ban ngành chức năng giải quyết để các hộ tại kiệt 47 Lâm Hoằng có lối đi rộng hơn”.

 

Có hay không việc lấn chiếm lối đi và ai là người lấn chiếm?

 

Xác minh việc ông Lập khẳng định bằng văn bản: “bị chiếm dụng lối đi, không có lối đi vào nhà” là đúng sự thật, hay ông Lập chỉ cho rằng lối đi bị lấn chiếm, phóng viên được ông Nguyễn Hoài Phương, Phó Chủ tịch UBND phường Vỹ Dạ “trả lời”: “Việc đó chị biết rồi còn hỏi tôi làm gì”(?) và nhất định không trả lời thẳng vào câu hỏi.

 

Đến hiện trường thực tế, chúng tôi khẳng định việc ông Lập trình bày bằng văn bản, bị hộ ông Vinh chiếm dụng lối đi, ông Lập không có lối đi vào nhà, là không đúng. Ông Lập vẫn sử dụng lối đi từ đường Lâm Hoằng vào khu đất của mình. Theo ông Lập, ông không có chứng cứ gì để chứng minh gia đình ông Vinh lấn chiếm lối đi, nhưng thực tế, lối đi nói trên hiện nay bề rộng không đủ 3,5m như trong bản vẽ khi ông được Nhà nước giao đất. Chứng tỏ, khi làm nhà, hộ ông Vinh đã lấn chiếm lối đi này.

 

Nhà ông Vinh tồn tại trên phần đường nội bộ (lối đi vào nhà ông Lập) kéo qua đường vào nhà bá Xá, là nhà làm quán sửa xe của ông Sơn (xây gần sát nhà ông Vinh)

 

Vậy, liệu lối đi này có bị lấn chiếm?

 

Thực tế vị trí, đất của hộ ông Vinh bà Huệ là số 45 Lâm Hoằng chứ không phải ( như đơn ông Lập nêu mới làm nhà ở 47 Lâm Hoằng) và ở phía trước đất của ông Diễn và hộ ông Lập ( nay ông Lập đã mua cả phần đất của ông Diễn). Theo biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất của gia đình ông Vinh được lập ngày 4/5/2001, bề rộng thửa đất là 8,4m chiều dài một cạnh 30,81m, một cạnh 13,52m, diện tích khoảng 148m2. Phía sau đất nhà ông Vinh là mương thoát nước chung của các hộ, kéo dài từ sau đất ông Vinh, đất bà Chi, bà Lượng, ông Hải đến đất ông Minh, mới qua phần đất ông Diễn ở sau. Biên bản xác định ranh gới, mốc giới thửa đất được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất lập lại ngày 3/3/2010, thì đất gia đình ông Vinh có chiều dài một cạnh còn 25m, một cạnh 17,8m; chiều rộng 7,6m phía trước, và 7,7m phía sau. Diện tích 136 m2. Tứ cận: Bắc giáp thửa 59. Nam giáp đường Lâm Hoằng. Tây giáp thửa 143 (đất bà Chi). Đông giáp đường nội bộ (lối đi nói trên). Đường nội bộ có chiều rộng 5m, theo bản vẽ, từ giáp đất nhà ông Vinh sử dụng kéo sang giáp đường vào nhà bà Xá.

 

Ông Vinh khẳng định, gia đình ông làm nhà tạm từ tháng 5-2004 trên diện tích đất được UBND phường giao năm 2001, mái tôn sau nhà ông lợp đổ nước vào đường mương nước phía sau nhà, đất công, không lấn vào đất ông Diễn (nay là đất ông Lập). Ông Vinh cũng không lấn chiếm lối đi. Bên cạnh đất nhà ông Vinh là đường nội bộ. Theo bản vẽ hiện trạng ngày 04-5-2001, đường nội bộ rộng 7m, còn bản vẽ năm 2010, đường nội bộ chỉ còn 5m. Việc ông Lập khiếu nại ông Vinh lấn đất đường đi (đường nội bộ), yêu cầu UBND TP giải quyết, trả lại lối đi cho ông, là không có căn cứ. Tuy nhiên, trên phần đường nội bộ và đường vào nhà bà Xá, hiện tồn tại 1 ngôi nhà của ông Sơn làm quán sửa xe máy (xây năm 2009, gần giáp đất ông Vinh) và 1 ngôi nhà của con bà Xá (xây dựng năm 2008, đối diện đất ông Lập).

 

Vậy, đường nội bộ, là lối đi vào nhà ông Lập, có bị lấn chiếm hay không, ai là người lấn chiếm, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền làm rõ, ổn định cuộc sống cho người dân.

Bài, ảnh: Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để đường tranh bích họa “sống” cùng thời gian

Những bức tranh bích họa dọc theo nhiều tuyến đường ở Huế được coi là địa điểm check in hấp dẫn, thu hút nhiều du khách và giới trẻ. Song, theo thời gian, những hình ảnh sống động, đẹp mắt, độc đáo và ý nghĩa ấy đã hoen ố, một số bức bị xuống cấp, bôi bẩn, mốc meo.

Để đường tranh bích họa “sống” cùng thời gian
Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào

Qua quan sát, diện chưa rộng lắm nhưng tôi đã “lờ mờ” nhận ra xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường (thường được gọi là xu hướng tiêu dùng xanh) đang dần hiện hữu và được coi trọng, nó không ở chỗ này thì ở chỗ kia. Xu hướng này chỉ có được khi đi cùng với nhận thức và những lĩnh vực tiêu dùng văn minh.

Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào
Buồn vui chuyện… rác

“Xanh, sạch, sáng” không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành nhu cầu, nguyện vọng chung của cả cộng đồng xứ Huế. Nó đã đi vào đời sống và đang dần tạo thành thói quen tự giác nơi mỗi thành viên…

Buồn vui chuyện… rác
Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn

Suy cho cùng, ý thức người dùng mới là quan trọng nhất. Nhưng nói ý thức chung chung thì khó quá, còn làm thế nào để buộc mọi người phải có ý thức trong cái sự xử lý "đầu ra" tế nhị và nhạy cảm kia thì lại là câu hỏi không hề dễ.

Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn
Return to top