Cô hiệu trưởng mầm non giàu tâm huyết
TTH - Về khu tái định cư ở thôn Lại Tân (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang) hỏi cô Xuân, hiệu trưởng thì ai cũng biết. Cô đã có nhiều công lao đối với công tác giáo dục mầm non cũng như đã làm thay đổi nhận thức của người dân ở đây đa phần là mù chữ.
![]() |
Cô Xuân (trái) cùng đồng nghiệp chăm sóc vườn rau sạch |
Trưởng thành từ gian khó
Tốt nghiệp trung cấp Sư phạm năm 1978, cô giáo Hồ Thị Xuân nhận nhiệm sở ở Trường mẫu giáo Phú Thanh (Phú Vang) trong bối cảnh nhiều gian khó. Lương cô giáo mỗi tháng chỉ 50 kg thóc của HTX, việc huy động học sinh đến lớp gặp nhiều khó khăn do trình độ nhận thức của đa số các bậc phụ huynh còn nhiều hạn chế, chưa chú ý đến việc học hành của con em. Với lòng yêu nghề mến trẻ, chỉ vài năm đứng lớp, cô đã khẳng định trình độ chuyên môn vững vàng, giàu tâm huyết, có trách nhiệm cao trước công việc được phân công, rất mực yêu nghề mến trẻ.
Năm 1984, cô Hồ Thị Xuân được tín nhiệm cử làm Hiệu trưởng. Ở cương vị lãnh đạo, cô tiếp tục phát huy khả năng quản lý, điều hành, biết tập hợp, thu hút tập thể giáo viên, nhân viên nhà trường cùng chung sức đóng góp trí tuệ, công sức, thời gian để xây dựng trường lớp phát triển bền vững. Trải qua chặng đường 30 năm hình thành và phát triển, dưới sự quản lý điều hành của cô, diện mạo Trường mầm non Phú Thanh ngày càng “thay da đổi thịt”, là một trong những trường kiểu mẫu của giáo dục mầm non của huyện Phú Vang.
Trường mầm non Phú Thanh còn làm tốt công tác phổ cập, xã Phú Thanh được công nhận đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đầu tiên của huyện Phú Vang.
Năm 2011 Trường mầm non Phú Thanh do “thuyền trưởng” Xuân chèo lái đã vượt qua mọi thác ghềnh, đoạt giải nhì tỉnh về “Môi trường thân thiện”, được Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế khen thưởng 5 năm liền về “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, 5 năm liền là tập thể xuất sắc cấp tỉnh (2008-2013). Tháng 4/2012, Trường mầm non Phú Thanh được công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ 1 (đến nay, vẫn là trường đầu tiên và duy nhất của giáo dục mầm non huyện Phú Vang được công nhận).
Ươm mầm trên vùng đất tái định cư
Tháng 10/2014, cô giáo Hồ Thị Xuân về làm hiệu trưởng Trường mầm non số 2 Phú Mậu. Lúc mới tiếp nhận, trường không có một bóng cây xanh, sân trường đầy phân trâu, bò, rác, cỏ dại. Nhiều cánh cửa, cổng, quạt, điện… đều bị hư hỏng nặng hoặc bị mất cắp. Bằng tình thương, trách nhiệm, cô đã từng bước khôi phục, dựng xây lại diện mạo của một ngôi trường mới. Trường mầm non số 2 Phú Mậu có 2 cơ sở (1 cơ sở tái định cư ở thôn Lại Tân và 1 cơ sở ở thôn Triêm Ân). Cơ sở ở Lại Tân hiện nay có 5 lớp, 110 cháu, 100% học sinh là con em của người dân tái định cư, đời sống còn nhiều khó khăn, đa phần phụ huynh mù chữ, nhận thức của người dân về việc học còn nhiều hạn chế, nhiều gia đình không muốn con em ra lớp. Trước tình hình đó, cô giáo Xuân đã làm một “cuộc cách mạng xanh” để cảm hóa các bậc phụ huynh ở đây nâng cao ý thức trách nhiệm, cùng hợp tác với nhà trường để chăm lo nuôi dạy, giáo dục các cháu ngày một tốt hơn. Chỉ sau một năm tiếp quản, diện mạo của Trường mầm non số 2 Phú Mậu được “nâng tầm”. Một tập thể thật sự đoàn kết, vững mạnh, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, nhiều giáo viên được đi học nâng cao trình độ (có 6 cô từ trung cấp lên cao đẳng, 5 cô từ cao đẳng lên đại học), chất lượng giảng dạy được nâng lên rõ rệt, cơ sở vật chất đầy đủ, nhiều phòng chức năng đúng chuẩn, cảnh quang sư phạm “xanh-sạch-đẹp”, sân trường rợp bóng cây xanh, nhiều cây cảnh, chậu cảnh, nhiều loại hoa qúy hiếm được quy tụ trồng quanh khuôn viên trường như: phượng vĩ, hoàng yến, địa lan, lộc vừng, cau cảnh... và nhiều giống hoa quý hiếm khác; tăng cường vườn rau sạch để cải thiện bữa ăn cho các cháu, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục (Hội từ thiện Việt - Pháp hỗ trợ 5.000đ/cháu/ngày), giảm sự đóng góp tiền ăn cho phụ huynh. Ngoài ra, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 4,6% (so với đầu năm là 10%), tỷ lệ thấp còi giảm còn 7% (so với đầu năm là 11%).
Ông Võ Văn Kèn - Trưởng thôn Lại Tân nhận xét: Nhân dân trong thôn rất vui mừng vì có một người cán bộ năng động, sáng tạo như cô Xuân”.
Bài, ảnh: Võ Văn Dần
- Quyên góp sách cho tủ sách Huế (01/03)
- Giữ sĩ số lớp học sau tết (01/03)
- Phao di động hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn (01/03)
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - kì 3: Kỳ 3: Khơi dậy niềm đam mê (27/02)
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - Kỳ 2: Vừa dạy học, vừa lắng nghe (26/02)
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - kì 1: Khám phá cuộc sống quanh ta (25/02)
- Cẩn trọng khi đưa học sinh đi trải nghiệm (24/02)
- Khi thầy cô quan tâm học trò (24/02)
-
Giữ sĩ số lớp học sau tết
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - Kỳ 2: Vừa dạy học, vừa lắng nghe
- Địa chỉ tốt của giáo dục mầm non Phong Điền
- “Năm dịch”, không vắng những giải cao
- Đại học Huế công bố phương án tuyển sinh trình độ đại học năm 2021
- Sẻ chia không khí tết với sinh viên Lào đang ở Huế
- Đừng phụ lòng bố mẹ, các bạn nhé
- Thứ hạng thế giới của Đại học Huế tăng bậc trên bảng xếp hạng Webometrics
- Ấm lòng sinh viên trước khi về quê đón tết
- Học cho mình và cho cả nhà
-
Chủ động phương án phòng, chống dịch khi sinh viên trở lại Huế
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - Kỳ 2: Vừa dạy học, vừa lắng nghe
- Khi thầy cô quan tâm học trò
- Cẩn trọng khi đưa học sinh đi trải nghiệm
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - kì 1: Khám phá cuộc sống quanh ta
- Giáo dục địa phương, đừng làm học sinh… sợ - kì 3: Kỳ 3: Khơi dậy niềm đam mê
- Phao di động hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn
- Giữ sĩ số lớp học sau tết
- Quyên góp sách cho tủ sách Huế