ClockThứ Ba, 04/09/2018 13:58

Cơ hội cho phụ nữ mắc bệnh “thầm kín”

TTH - Theo các bác sĩ Khoa Sản, Bệnh viện Trung ương Huế (BVTƯ Huế), bệnh sàn chậu hay còn gọi sa sinh dục là bệnh “thầm kín” của phụ nữ. Hiện nay để điều trị, chữa khỏi bệnh này không cần phẫu thuật phức tạp như trước đây...

Giới thiệu các tiến bộ, kỹ thuật mới nhất trong điều trị ung thư tại Việt NamCập nhật kiến thức mới trong điều trị ung thư đa chuyên khoa30 báo cáo tại hội nghị khoa học mở rộng của Bệnh viện Trung ương Huế

Chị H. thoải mái hơn sau điều trị bệnh sa sinh dục bằng thủ thuật Pessary tại BV TW Huế

Biến chứng khó lường

Lâu nay, tại Khoa Sản, BVTƯ Huế thường xuyên điều trị những vấn đề liên quan bệnh "thầm kín" của phụ nữ. Các bác sĩ ở đây chia sẻ, nhiều phụ nữ hiện ở độ tuổi trung niên thường đến BV vì khối "thịt dư" trong người sa ra ngoài nhưng ngại ngùng không muốn khai bệnh. Mới đây, có trường hợp ở phường Phú Bài, TX. Hương Thủy khổ sở vì mỗi khi đi nhanh, vận động mạnh, ho hoặc sổ mũi… thì khối “thịt dư” ở "vùng kín" sa ra ngoài nhưng không dám chia sẻ với người thân. Đến lúc đi tiểu gắt, ra máu chị này mới thổ lộ nhờ người thân chở đi viện.

Theo TS.BS. Châu Khắc Tú, Trưởng phòng Phụ khoa, Khoa Sản, BVTƯ Huế, bệnh sa sinh dục hiện rất phổ biến ở phụ nữ tuổi trung niên. Thống kê của Hội Sàn chậu học TP. Hồ Chí Minh cho thấy, cứ 3 phụ nữ từng sinh con thì có trường hợp liên quan vấn đề tiểu không kiểm soát và cứ 2 phụ nữ từng sinh con có 1 người bị sa cơ quan vùng chậu, như sa bàng quang, sa tử cung, sa trực tràng. Bệnh sa sinh dục là sự đi xuống của tử cung, trực tràng hoặc bàng quang vào trong hoặc ra ngoài âm đạo. Phần sa này sẽ tạo một khối phồng trong âm đạo mà dân gian thường gọi là “thịt dư”.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sa các tạng vùng chậu, như cơ chậu yếu dần theo tuổi tác, sinh nở nhiều, tiền sử có trải qua các phẫu thuật vùng chậu. Những phụ nữ ở tuổi mãn kinh, béo phì, bưng vác vật nặng, ho mãn tính, táo bón mãn tính... cũng có nguy cơ rối loạn sàn chậu. "Nỗi khổ" này lâu nay rất ít phụ nữ chia sẻ. Bệnh sa sinh dục không đe dọa trực tiếp tính mạng nhưng nếu không điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, khó khăn trong sinh hoạt, biến chứng bí tiểu và phải giải quyết cấp cứu.      

Điều trị ổn định không cần phẫu thuật

Thời gian qua, Khoa Sản, BVTƯ Huế tiếp nhận hàng trăm trường hợp sa sinh dục đến khám, điều trị.

Theo TS.BS. Châu Khắc Tú, trước đây để điều trị những bệnh này, các bác sĩ phải phẫu thuật bằng cách sử dụng những mảnh ghép nâng đỡ nhưng thực tế rất nhiều phụ nữ lớn tuổi sợ phẫu thuật vì ảnh hưởng đến sức khỏe và nhiều nguy cơ khác. Mới đây, các bác sĩ Khoa Sản, BVTƯ Huế nghiên cứu, triển khai kỹ thuật đặt vòng nâng trong điều trị rối loạn chức năng sa sinh dục cho phụ nữ. Đó là một thủ thuật đặt vòng (Pessary) không phẫu thuật, không xâm lấn, đơn giản, chi phí thấp so với các phương pháp điều trị trước đây.

Chị PTH. phường Thuận Thành, TP. Huế một trong những trường hợp điều trị bệnh sa sinh dục với phương pháp đặt vòng Pessary tại BVTƯ Huế chia sẻ, trước đây chị rất khó chịu vì mỗi khi đi nhanh, vận động mạnh... . Sau khi can thiệp đặt vòng Pessary, chị không còn mắc tiểu nhiều cũng như không còn khối “thịt dư” sa ra ngoài âm đạo và vùng bụng dưới cũng hết đau tức. Điều quan trọng hơn chị H. cảm thấy tự tin, tinh thần thoải mái, vui vẻ.

Theo TS.BS. Châu Khắc Tú, việc điều trị sa sinh dục phụ thuộc vào mức độ để điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Việc ứng dụng phương pháp đặt vòng Pessary gần đây cho 359 trường hợp tại Khoa Sản cho thấy, khả năng phục hồi khối sa trở về vị trí cũ thành công hơn 90%, ít xâm lấn, ít biến chứng, không để lại sẹo và tỷ lệ tái phát thấp. TS.BS. Châu Khắc Tú khuyến cáo, để phòng ngừa sớm bệnh sa sinh dục, phụ nữ cần ăn uống chế độ hợp lý để không gây táo bón, hạn chế các bài tập thể dục làm tăng áp lực trong ổ bụng, tránh béo phì. Khi mới bị sa sinh dục cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để có biện pháp điều trị thích hợp, tránh khối sa diễn tiến nặng đến mức độ phải phẫu thuật...

Bài, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bệnh nhân tim mạch tăng, nhiều ca nặng do nhập viện muộn

Từ thời điểm ra tết, tình trạng bệnh nhân bị tim mạch tăng đột biến 20-30% so với thường lệ khiến các y bác sĩ khá vất vả trong điều trị. Trung tâm tim mạch Bệnh viện Trung ương (TTTM BVTW) Huế tăng thêm giờ làm, bố trí phẫu thuật cả ngày nghỉ xử lý ca bệnh.

Bệnh nhân tim mạch tăng, nhiều ca nặng do nhập viện muộn
BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI HUẾ:
Chú trọng chất lượng đội ngũ, phấn đấu nâng hạng bệnh viện

Cùng với tăng cường hiệu quả quản lý sau khi được chuyển giao về địa phương, Cấp ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện Giao thông vận tải (BV GTVT) Huế chú trọng đào tạo nâng cao chuyên môn cho đội ngũ y, bác sĩ. Đây là cơ sở tiền đề trong lộ trình đơn vị phấn đấu nâng hạng bệnh viện.

Chú trọng chất lượng đội ngũ, phấn đấu nâng hạng bệnh viện
Thêm quyền lợi bảo hiểm y tế cho bệnh nhân

Triển khai chuyển tuyến bảo hiểm y tế (BHYT) điện tử, giấy hẹn khám điện tử, cải tiến quy trình cấp giấy chuyển tuyến có thời hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính là những quy định mới nhằm tạo thuận lợi cho người dân khi đi khám, chữa bệnh (KCB) sử dụng BHYT bắt đầu từ tháng 4/2024.

Thêm quyền lợi bảo hiểm y tế cho bệnh nhân
Xuân kết nối, tết sẻ chia với bệnh nhân

Nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức cho hàng trăm người bệnh khó khăn trước thềm năm mới. Sự hỗ trợ về mặt vật chất lẫn tinh thần tạo nguồn động viên, giúp họ thêm nghị lực chiến đấu với bệnh tật…

Xuân kết nối, tết sẻ chia với bệnh nhân

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top