ClockThứ Sáu, 17/02/2017 09:39

Cơ hội mới cho doanh nghiệp ở thị trường Asean & Nam Á

TTH - Hãng thông tấn Asia News Network ngày 14/2 dẫn bài viết của bà Anna Marrs, Giám đốc điều hành Tập đoàn ngân hàng Standard Chartered, tại khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Nam Á nhìn nhận, doanh nghiệp có thể phát triển bằng cách khai thác những cơ hội mạnh mẽ từ nền tảng cơ bản trong khu vực với những cách tiếp cận khác.

Nhiều quốc gia ASEAN phát triển mạnh mẽ nhờ xuất khẩu, nhân khẩu học và tầng lớp trung lưu gia tăng trong khoảng 3 thập kỷ qua. Ảnh: Shutterstock

Mở rộng

Trong khoảng 3 thập kỷ qua, nhiều nước ASEAN phát triển mạnh mẽ nhờ xuất khẩu, nhân khẩu học và tầng lớp trung lưu phát triển. Nhưng khi bước sang năm mới, chỉ có một điều chúng ta có thể chắc chắn rằng, dự báo là việc khó khăn. Đối với các công ty đang tìm kiếm sự tăng trưởng, có lẽ điều quan trọng nhất trong thời kỳ bất ổn hiện nay là quay trở lại những nền tảng cơ bản, nhưng với một điều chỉnh, một cách tiếp cận khác.

Nhắm mục tiêu vào ASEAN là một bước đi hợp lý và thiết thực đối với các doanh nghiệp khi đây là khu vực có dân số khoảng 626 triệu người và là thị trường hợp nhất lớn thứ ba ở châu Á. Khối 10 quốc gia thành viên dự kiến sẽ vẫn mạnh mẽ với các nền kinh tế mới nổi Đông Nam Á tăng trưởng khoảng 5-7%.

Tuy nhiên, ngay cả khi ASEAN ngày càng trở nên ít bị tổn thương trước những cú sốc bên ngoài, thương mại liên khu vực sẽ không thể hỗ trợ các doanh nghiệp giảm bớt tác động của sự tăng trưởng chậm lại ở Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc. Điều này có nghĩa, nhắm mục tiêu vào thị trường ASEAN với một cơ sở người dùng ngày càng tăng có thể vẫn chưa đủ. Trong khi gắn bó với những nền tảng cơ bản, các doanh nghiệp phải xem xét một sân chơi lớn hơn và làm những điều khác hơn.

Thay vì chỉ tập trung vào các nước ASEAN, doanh nghiệp có thể xem xét những khu vực khác, bao gồm Nam Á. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), khoảng 1 triệu người gia nhập lực lượng lao động của Nam Á mỗi tháng. Đến năm 2030, ASEAN và Nam Á sẽ là "nhà" của hơn 1/4 dân số trong độ tuổi lao động trên thế giới.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho hay, tổng thương mại khu vực Nam Á và Đông Nam Á tăng từ 4 tỷ USD năm 1990 lên 90 tỷ USD trong năm 2013. Tuy nhiên, các công ty trong khu vực ASEAN có xu hướng làm kinh doanh nhiều hơn với những nước Đông Á hay Đông Nam Á khác và ít mặn mà với các thị trường Nam Á, bởi họ thiếu kiến thức, kinh nghiệm và mối liên hệ.

Có thể thấy Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã giới thiệu cải cách kinh doanh, Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena thực hiện chính sách để tạo điều kiện cho các công ty hoạt động. Trong khi cải cách chính sách của Chính phủ Bangladesh những năm gần đây tạo ra một môi trường mở và cạnh tranh hơn. Ngoài ra, khu vực này về tổng thể cũng cung cấp cho các doanh nghiệp trong ASEAN và các nhà sản xuất toàn cầu một thị trường thay thế, khi chi phí đang ngày càng gia tăng ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á.

Kết nối

Khi các doanh nghiệp trong khu vực ASEAN đối mặt với tăng trưởng xuất khẩu chậm lại và chi phí sản xuất gia tăng, việc đưa Nam Á vào chiến lược kinh doanh sẽ tạo ra những lợi ích lâu dài. Có rất nhiều cơ hội trong mối quan hệ giữa các thị trường ASEAN và Nam Á.

Hoạt động kinh doanh gia tăng sẽ thúc đẩy kết nối lớn hơn với sự hỗ trợ của cơ sở hạ tầng và tài chính, mang lại lợi ích to lớn cho các nước ASEAN và Nam Á. Mạng lưới giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng tốt hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh xuyên biên giới.

Theo ADB, vốn đầu tư ước tính khoảng 73,1 tỷ USD là cần thiết cho các dự án cụ thể, để kết nối khu vực Đông Nam Á và Nam Á.

Tương tự, có những cơ hội cho sự hợp tác công - tư trong lĩnh vực tài chính, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp và doanh nhân "hướng về phía Nam”. Chính phủ hỗ trợ để tăng cường và tích hợp các thị trường tài chính, cùng những nỗ lực để giảm bớt các hạn chế đối với dòng chảy vốn là điều cần thiết.

Cuối cùng, năm 2017 hứa hẹn sẽ là một năm không thể đoán trước. Nhưng các doanh nghiệp có thể phát triển mạnh thông qua việc khai thác những cơ hội mạnh mẽ trong khu vực ASEAN và Nam Á, bất chấp nhiều bất trắc.

LÊ THẢO (Lược dịch từ The Jakarta Post & ANN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp
Bất chấp suy thoái, thị trường văn phòng phẩm thông minh mỗi ngày kiếm hơn 35 tỷ đồng?

Sau năm 2022 cực kỳ thành công khi cả doanh thu và lợi nhuận đạt giá trị 487,1 triệu USD (BlueWeave Consulting), tưởng chừng thị trường văn phòng phẩm và thiết bị văn phòng Việt Nam sẽ tận dụng đà hồi phục để bùng nổ hơn nữa trong năm 2023 nhưng báo cáo tài chính của ngành hàng này vừa cho thấy kết quả ngược lại.

Bất chấp suy thoái, thị trường văn phòng phẩm thông minh mỗi ngày kiếm hơn 35 tỷ đồng
Đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.

Đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng
Giá vàng sáng 16/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 16/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Giá vàng sáng 16 4
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Return to top